1. Tỏi đen là gì và có chứa những hoạt chất nào?

Tỏi đen là thành phẩm của tỏi trắng khi trải qua quá trình lên men, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên đem đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Quá trình này được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ khác nhau trong suốt vài tuần. Cuối cùng, tạo ra nhân là tép tỏi màu đen. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 14 đến 30 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen.

Trong tỏi đen có nhiều allicin, giúp cải thiện hệ hô hấp, tăng cường việc trao đổi khí. Tỏi đen do có quá trình lên men nên hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường.

Tỏi đen khá dễ ăn, không giống với tỏi trắng, có mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Tỏi đen không có mùi hoặc ít mùi hăng. Thế nên, bạn có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng mà không sợ bị có mùi tỏi như tỏi trắng.

Việc xác định chất lượng lên men của tỏi đen phải được thực hiện nghiêm ngặt, để đánh giá trước khi lên men từ tỏi trắng thành tỏi đen thế nào mới có lợi cho sức khỏe. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, việc mua sản phẩm tỏi đen công nghiệp vẫn là ưu tiên lựa chọn vì có kiểm định chất lượng.

tác dụng của tỏi đen
Tỏi đen đã được chứng minh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

2. Những tác dụng của tỏi đen mà bạn cần biết

Tỏi đen ở một số nước như Thái Lan, Nhật Bản được coi là một loại thuốc quý được ứng dụng rộng rãi. Điều này xuất phát từ tác dụng của tỏi đen rất tốt với sức khỏe.

  • Tỏi đen có tác dụng chống đầy hơi khó tiêu tốt, giúp kích thích tiêu hoá.
  • Tỏi đen có tác dụng chống lão hoá. Việc dùng tỏi đen thường xuyên giúp bạn trẻ lâu hơn.
  • Tỏi đen giúp loại bỏ mỡ thừa.
  • Tỏi đen hỗ trợ việc điều trị những người bị huyết áp cao, suy giảm chức năng gan.
  • Tỏi đen giúp nhuận gan, cải thiện giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt.
  • Người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt sử sụng tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Những người bị cảm thì tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.
  • Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư.
  • Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết, rất tốt cho hệ tim mạch.
tỏi đen
Tỏi đen hỗ trợ việc điều trị những người bị huyết áp cao, suy giảm chức năng gan. Ảnh: Internet

3. Cách sử dụng để phát huy hết tác dụng của tỏi đen

Tỏi đen chỉ phát huy tác dụng khi được lên men đúng chuẩn. Theo các lời khuyên của bác sĩ, mỗi ngày có thể sử dụng 3 – 5 gram, tương đương một đến ba củ tỏi đen (cỡ tỏi cô đơn). Nên sử dụng đúng liều lượng, không sử dụng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

  • Ăn trực tiếp: Ăn trực từ hai đến ba củ tỏi đen mỗi ngày. Nên có sự tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng cho người già, trẻ em, những đối tượng đang mắc các bệnh lý.
  • Nên ăn riêng khi sử dụng tỏi đen, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị.
  • Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống theo liều lượng cố định, mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
  • Tỏi đen ngâm với mật ong: những bệnh khi thay đổi bởi thời tiết, dùng tỏi đen kết hợp được với mật ong có tác dụng rất tốt trong các điều trị chứng bệnh.
  • Ép tỏi đen lấy nước.
  • Dùng tỏi đen nấu ăn.
sử dụng tỏi đen
Nên ăn trực từ hai đến ba tỏi đen mỗi ngày. Ảnh: Internet

4. Những ai không nên dùng tỏi đen?

Chúng ta đã biết nhiều về tác dụng của tỏi đen. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như sau.

  • Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,…
  • Những người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
  • Người dùng thuốc chống đông máu khi sử dụng tỏi đen cần sự tư vấn của bác sỹ, không nên sử dụng tùy tiện.
  • Người mắc bệnh tiêu chảy.
  • Người bị huyết áp thấp.
  • Người có chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, phụ nữ sau khi sinh khi sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
  • Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn. Sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
  • Người bị bệnh về gan.
  • Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
  • Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi… dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động không mong muốn cho sức khoẻ.
người không nên dùng tỏi đen
Một số người như phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt thì không nên dùng tỏi đen. Ảnh: Internet

5. Một số ngộ nhận khi sử dụng tỏi đen

Công dụng của tỏi đen có rất nhiều. Tuy nhiên, ngộ nhận về nó cũng không ít. Dưới đây là những ngộ nhận thường thấy về sản phẩm này.

  • Chỉ dùng tỏi đen không thể chữa ung thư. Tỏi đen được quảng cáo rầm rộ vì cho rằng đã có nghiên cứu chứng minh việc dùng tỏi đen sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tỏi đen chữa khỏi ung thư.
  • Tỏi đen chỉ là loại thuốc đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, giúp hỗ trợ cho việc điều trị của bệnh nhân.
  • Việc ăn tỏi đen liên tục không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khỏe. Bởi vì mỗi cơ thể mỗi người có các dạng, thể bệnh khác nhau.

Bài viết trên Topnews.com.vn vừa giới thiệu tác dụng của tỏi đen cũng như những lưu ý cần biết. Qua đó, mong rằng các bạn có thể hiểu rõ về công dụng, cũng như cách sử dụng tỏi đen để đảm bảo an toàn sức khỏe. Hãy nhớ rằng, chỉ nên dùng tỏi đen như một loại thực phẩm bổ sung, không nên lạm dụng hay dùng thay cho thuốc.

Đức Lộc