1. Miếng dán hạ sốt – một khái niệm chưa được hiểu đúng

Miếng dán hạ sốt là miếng dán y tế có tác dụng tán nhiệt. Theo đó, thành phần cấu tạo chính của sản phầm này là hydrogel, hợp chất này không tan trong nước nhưng lại có khả năng hút nước ở vùng mà chúng ta dán lên.

Về nguyên lý hoạt động, miếng dán y tế này sẽ hấp thu nhiệt và phân tán nhiệt nơi được dán ra ngoài. Vì thế, ngay khi dán lên chúng ta sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế sản phẩm này chỉ có tác dụng hạ sốt ngay thời điểm dán. Còn về lâu dài nhiệt độ vẫn nhanh chóng trở về như ban đầu.

Như vậy, khái niệm miếng dán giúp hạ sốt thực sự chưa được hiểu đúng. Hay nói thẳng ra, miếng dán y tế giúp hạ sốt không… hạ sốt.  Nó chỉ mang lại cảm giác dễ chịu ở một thời điểm nhất định. Hiện nay, theo các chuyên gia y tế, chưa có một công trình khoa học nào chứng minh miếng dán này giúp điều trị sốt, giảm nhiệt tốt cả. Do nếu như quảng cáo ghi “có tác dụng hạ nhiệt cơ thể” là hoàn toàn sai. Vì vậy, lời khuyên ngay từ đầu rằng phụ huynh không nên dùng miếng dán này khi trẻ bị sốt. Thay vào đó cần áp dụng các biện pháp hạ sốt tốt cho trẻ khác, mà Topnews.com.vn sẽ đề cập ở phần cuối bài viết này.

miếng dán hạ sốt
Phụ huynh không nên dùng miếng dán này khi trẻ bị sốt. Ảnh: Internet

2. Những tác hại chưa được đề cập khi sử dụng miếng dán hạ sốt

Dưới đây là một số tác hại khi sử dụng miếng dán này cho bé. Các phụ huynh cần đọc kỹ thông tin này để hiểu và biết cách sử dụng đúng và đủ miếng dán này nhé.

  • Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh vì thế không đem lại hiệu quả giảm sốt cho trẻ em. Theo WHO, không nên sử dụng các phương pháp kiểu này cho trẻ, có thể gây biến chứng thân nhiệt. Ngoài ra, các biện pháp như chườm lạnh cũng được khuyến cáo hạn chế sử dụng cho trẻ em.
  • Có thể gây co giật: Nhiều phụ huynh sử dụng miếng dán nhằm mong hạ sốt và thấy tác dụng nhanh. Tuy nhiên, hiệu quả của miếng dán này chỉ tức thời, “đánh lừa” cảm giác người dùng. Do đó nếu phụ huynh dùng cho trẻ và tin vào tác dụng, không đem trẻ đi khám sẽ khá nguy hiểm, có thể gây co giật khi tăng nhiệt độ.
  • Làm hại da: Da của trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Do đó các hợp chất có trong miếng dán hạ sốt sẽ gây hại cho da.
  • Ảnh hưởng hệ hô hấp: Một số miếng dán giúp hạ sốt có thêm thành phần menthol, hợp chất này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu trẻ đang bị viêm phổi, sử dụng miếng dán này có thể gây tổn thương phổi nhiều hơn.
tác hại
Miếng dán giúp hạ sốt có khá nhiều tác hại với sức khỏe trẻ nhỏ. Ảnh: Internet

3. Hướng dẫn cách dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ em

Trẻ em thường xuyên bị sốt, đây là một phản ứng của cơ thể rất bình thường. Trường hợp nếu trẻ bị sốt cao, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng của bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian chờ thuốc giúp hạ sốt, phụ huynh có thể sử dụng miếng dán như một liệu pháp tạm thời để giúp bé thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc dùng cần lưu ý một số điều như sau.

  • Trước khi dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về thời gian, cách dùng và độ tuổi.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về miếng dán này.
  • Nên mua miếng dán giúp hạ sốt tại các bệnh viện, tiệm thuốc lớn. Tránh mua ở chợ, các cửa hàng tạp hóa.
  • Không dán miếng dán này ở các vị trí vết thương hở hoặc vị trí bé đã tiêm chủng.
  • Nếu bé đang có vấn đề về hệ hô hấp thì không nên dùng sản phẩm này.
  • Khi sử dụng phụ huynh cần theo dõi bé thường xuyên. Nếu bé có biểu hiện phản ứng bất thường cần ngưng sử dụng và đi khám tại các cơ sở y tế.
trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Ảnh: Internet

4. Một số việc cần làm khi trẻ bị sốt

Trẻ em là đối tượng dễ bị sốt, cảm lạnh nhiều nhất. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu bị sốt phụ huynh cần cân nhắc việc sử dụng miếng dán giúp hạ sốt. Thay vào đó cần làm một số việc sau đây.

  • Theo dõi thân nhiệt, sức khỏe của bé trong 2 ngày đầu. Trong thời gian này phụ huynh nên dùng nước ấm (thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt bé) để lau người cho bé.
  • Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo lời khuyên của bác sĩ. Nên lưu ý rằng, mỗi bé có cân nặng, độ tuổi khác nhau nên sẽ có liều lượng khác nhau. Tuyệt đối không nên uống thuốc theo chỉ dẫn của người khác bạn nha.
  • Với trẻ sơ sinh bị nóng sốt cần được bú mẹ đủ sữa. Với trẻ lớn, tự ăn được thì cần bổ sung nước, ăn nhiều bữa hơn.
  • Khi trẻ bị sốt kéo dài, ngủ li bì, ngủ mơ, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú mẹ…thì cần đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế ngay.
trẻ bị sốt
Khi trẻ bị sốt quá 2 ngày thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Ảnh: Internet

Ở trên là những thông tin cần hiểu đúng về miếng dán hạ sốt. Thực tế, miếng dán này chỉ là một giải pháp tình thế, để giúp bé dễ chịu và bố mẹ đỡ lo hơn thôi. Theo Kênh tin tức Topnews.com.vn thì các phụ huynh cần cân nhắc việc sử dụng miếng dán này cho bé. Tốt nhất, nếu bé bị sốt quá 2 ngày thì nên đưa trẻ đi khám và làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đức Lộc