1. Bệnh sốt suất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti (thường được gọi là muỗi vằn) truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Có bốn loại virus sốt xuất huyết, có tên lần lượt là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Một khi bạn đã phục hồi, cơ thể sẽ có miễn dịch chống lại bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại virus khác. Điều quan trọng nhất chính là bạn phải xác định được chính xác các triệu chứng sốt xuất huyết và chữa trị kịp thời.

Theo Tổ chức Y tế Thế – WHO năm 2009, bệnh sẽ được chia làm 3 cấp độ khác nhau:

  • Sốt xuất huyết Dengue ở thể nhẹ.
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue).
muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân lây lan bệnh sốt xuất huyết là chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti (thường được gọi là muỗi vằn). Ảnh Internet

2. Triệu chứng sốt xuất huyết được nhận biết như thế nào?

Các triệu chứng sốt xuất huyết thường có những biểu hiện khác nhau và chuyển biến rất nhanh chóng qua 3 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn sốt sẽ có những triệu chứng gì?

Giai đoạn này sẽ xuất hiện sau khi thời gian ủ bệnh kết thúc. Thông thường nằm trong khoảng từ 4 – 10 ngày sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi vằn. Lúc này, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Có dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày. Rất khó hạ sốt và nhiệt độ cơ thể thường nằm trong khoảng 99 – 40,5 độ C.
  • Người bệnh thường đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu.
  • Chán ăn, buồn nôn kèm theo đau cơ và đau khớp.
  • Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam…
  • Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện khi bắt đầu sốt và thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Bệnh nhân có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào những ngày sau đó.
triệu chứng sốt xuất huyết
Nhức đầu và đau khớp là hai triệu chứng thường gặp nhất của bệnh sốt xuất huyết. Ảnh Internet

2.2. Giai đoạn nguy hiểm có những triệu chứng sốt xuất huyết gì?

Giai đoạn này thường bắt đầu vào ngày thứ 3 – 7 khi phát bệnh. Lúc này, người bệnh có thể vẫn còn sốt hoặc nhiệt độ có phần giảm nhưng không có nghĩa là đang hồi phục. Ngược lại ở giai đoạn này, bệnh nhân cần phải được theo dõi để tránh bệnh tiến triển thành sốt xuất huyết dengue nặng và gây ra nhiều biến chứng. Cụ thể các biến chứng có thể xảy ra là:

  • Biến chứng nhẹ nhấy là hiện tượng xuất huyết dưới da. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện xuất huyết dưới da và kèm theo cảm giác ngứa.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa với những biểu hiện: Đi ngoài phân đen, lẫn máu hoặc nôn ra máu tươi/ máu đông.
  • Xuất huyết nặng hơn sẽ có các dấu hiệu về xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng,.. đe dọa đến tính mạng.
  • Ở một số trường hợp có thể có biểu hiện suy tạng như: viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

Do đó, khi người bệnh có những biểu hiện như: Vật vã, kích thích hay li bì, nôn nhiều, đau bụng không rõ nguyên nhân, đau đầu dữ dội, tiểu ít, dấu hiệu xuất huyết,… Thì cần phải cấp cứu nhanh chóng để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

những triệu chứng sốt xuất huyết
Các triệu chứng điển hình nhất của bệnh sốt xuất huyết mà bạn càn nắm rõ. Ảnh Internet

2.3. Giai đoạn hồi phục sẽ có những triệu chứng sốt xuất huyết dễ nhận biết

Khoảng 24 – 48 giờ sau khi hết sốt và qua giai đoạn nguy hiểm. Cơ thể bệnh nân sẽ bắt đầu tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch, kéo dài trong khoảng 48 – 72 giờ. Với những biểu hiện:

  • Giảm sốt, thể trạng bắt đầu tốt hơn.
  • Thèm ăn uống trở lại và đi tiểu tiện nhiều.
  • Khi xét nghiệm, tiểu cầu bắt đầu được tăng lên.
  • Nhịp tim có thể chậm và thay đổi về điệm tâm đồ.

Một lưu ý quan trọng trong giai đoạn hồi phục là: Nếu truyền dịch quá mức, có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

3. Xét nghiệm bệnh sốt xuất huyết

Việc chuẩn đoán bệnh sốt xuất huyết thường khá khó khăn. Vì dấu hiệu và triệu trứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác, chẳng hạn như: Sốt rét, sốt thương hàn, bệnh do leptospira.

điều trị sốt xuất huyết
Xét nghiệm bệnh sốt xuất huyết thường khá khó khăn vì nó rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Ảnh Internet

Do đó, các bác sĩ cần làm nhiều hơn 1 xét nghiệm nhằm giúp chuẩn đoán và phát hiện các mức độ của bệnh. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện đó là:

  • Điện giải đồ
  • Khí máu
  • Chức năng đông máu
  • Men gan
  • X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.

4. Điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Như đã được đề cập ở trên, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Nhưng hầu hết bệnh nhân đều có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Điều quan trọng nhất trong việc điều trị là để tránh những biến chứng nặng nề có thể mắc phải.

Đối với các thể bệnh nhẹ trong quá trình chữa trị, bệnh nhân có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà không cần nhập viện. Tuy nhiên, bạn cần phải uống nhiều nước, ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu và sử dụng thuốc giảm sốt hoặc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý đó là: Tránh sử dụng các thuốc giảm đau có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.
Còn đối với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn như sốc hoặc chảy máu. Thì lúc này, người bệnh cần phải được đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

điều trị sốt tại nhà
Đối với tình trạng bệnh nhẹ, có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà không cần nhập viện. Ảnh Internet

5. Làm thế nào để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Biện pháp hiệu quả nhất trong việc làm giảm nguy cơ lan truyền vi rút dengue trong cộng đồng. Đó chính là loại bỏ những nơi sinh sản của muỗi hoặc phun hoá chất diệt muỗi, hạn chế tối đa tình trạng muỗi chích.

Bạn cũng có thể áp dụng theo những biện pháp dưới đây:

  • Nên ở phòng máy lạnh hoặc phòng sạch sẽ để tránh muỗi vào
  • Mặc quần áo phủ kín. Đặc biệt khi đi vào khu vực có mầm bệnh, bạn nên mặc áo dài tay, quần dài, vớ, giày….
  • Bạn cũng nên thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.
  • Bên cạnh đó, để đề phòng bị muỗi đốt bạn phải loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào các dụng cụ chứa nước, vệ sinh dụng cụ chứa nước thường xuyên, dọn vệ sinh khu vực sống.
phòng chống muỗi
Biện pháp giảm nguy cơ lan truyền vi rút dengue đó là loại bỏ những nơi sinh sản của muỗi. Ảnh Internet

Các triệu chứng sốt xuất huyết có thể dễ dàng nhận biết được nếu bạn đã thực sự nắm rõ. Để bảo vệ chính bạn và cả người thân của mình, hãy chủ động phòng tránh sốt xuất huyết ngay từ bây giờ.

Hiền Anh tổng hợp