1. Token là gì? – Token sử dụng một lần

Token là gì luôn khiến nhiều người thắc mắc khi sử dụng lần đầu tiên. Đây chính là chữ ký số hoặc còn được gọi là chữ ký điện tử. Chúng được mã hóa thành những con số trên thiết bị chuyên biệt. Mã Token được tạo ra là dạng mã OTP (One Time Password), là mã sử dụng một lần và tạo ngẫu nhiên cho mỗi giao dịch. Bạn có thể xem đây như một dạng mật khẩu bắt buộc phải nhập vì mục đích bảo mật. Thông thường token được các doanh nghiệp áp dụng cho các giao dịch online thường xuyên như Ngân hàng, Facebook, các Cơ quan thuế,…

Bằng việc sử dụng mã token để xác nhận, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được sự chính xác. Việc bạn xác nhận mã token cũng tương tự như việc bạn đã ký kết vào hợp đồng giao dịch trên giấy tờ. Vì mã token hoàn toàn có giá trị pháp lý như chữ ký của bạn.

token là gì
Token là chữ ký số được mã hóa thành những con số trên thiết bị chuyên biệt. Ảnh Internet

Có 2 dạng token phổ biến hiện nay là:

  • Hard token: Là một thiết bị nhỏ tương tự như USB, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc mang theo bên mình. Mỗi khi thực hiện giao dịch, bạn cần dựa vào thiết bị này để lấy mã.
  • Soft token: Đây là dạng các phần mềm được tích hợp vào máy tính hoặc điện thoại/ các thiết bị điện tử thông minh để cung cấp mã token cho bạn khi thực hiện giao dịch.

1.1. Cách sử dụng token trong giao dịch

Cách đơn giản nhất để bạn tìm hiểu rõ về chơ chế hoạt động của token này là trực tiếp sử dụng chúng ở các giao dịch có yêu cầu mã OTP của các ngân hàng. Khi giao dịch online, để đảm bảo rằng thông tin khách hàng không bị trộm hoặc dù có bị trộm thì giao dịch cũng không thể thành công nếu không có mã OTP. Tại các ngân hàng, mã OTP thường được cung cấp qua SMS (miễn phí) hoặc máy Token.

1.2. Cơ chế hoạt động của token (Soft token)

Khi bạn muốn thực hiện các dịch vụ trực tuyến hoặc các giao dịch thì ngoài việc điền các thông tin như tên đăng nhập và mật khẩu thì hệ thông còn sẽ yêu cầu bạn nhập mã OTP. Các mã OTP này sẽ được tạo ra một cách ngẫu nhiên bởi thiết bị token. Khi bạn truy cập vào tài khoản thì máy token sẽ tự động truyền xuất một đoạn mã theo thuật toán. Đoạn mã này sẽ được chuyển hóa thành dạng số bao gồn từ 4 – 6 số, có giá trị sử dụng trong khoảng 60 giây.
Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào những mã OTP này vì chúng được tạo ra mà không có sự can thiệp của bên thứ 3, liên tục được tạo mới và đồng bộ hóa tại máy chủ của doanh nghiệp mà bạn đang sử dụng.

mã OTP Token là gì
Khi thực hiện các giao dịch thì hệ thông sẽ yêu cầu bạn nhập mã OTP. Ảnh Internet

1.3. Cách hoạt động của máy token (Hard token)

Mỗi máy token sẽ được gắn một tài khoản ngân hàng và bạn sẽ đặt mã pin cho máy. Trong các giao dịch như chuyển tiền, mua hàng online, thanh toán hóa đơn,… thì máy token sẽ tạo ra một loại mã xác nhận giao dịch và bạn ấn vào máy để lấy mã, nhập vào bước cuối của quy trình thì giao dịch mới thành công. Lưu ý là mã Token sẽ chỉ có hiệu lực thời gian ngắn, thường là 60 giây.

Với máy token, hiện nay chỉ có ít ngân hàng cung cấp. Trong đó có: HSBC, Techcombank, Sacombank, VP Bank,… và bạn phải trả thêm phí từ 200.000 – 400.000 đồng để được cung cấp máy.

2. Token dành cho doanh nghiệp – Token sử dụng nhiều lần

Ngoài ra, dưới góc độ doanh nghiệp khi sử dụng token thì chúng còn được gọi như Chứng minh thư số, token điện tử,… nhằm mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu khi thực hiện qua mạng Internet

chữ ký số cho doanh nghiệp
Dưới góc độ doanh nghiệp khi sử dụng token thì chúng còn được gọi như Chứng minh thư số, token điện tử,… Ảnh Internet

Thông tin có trong token dành cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty,…
  • Số hiệu của chứng thư số (số seri)
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: VNPT-CA)
  • Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số.
  • Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số.
  • Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

Như vậy, token ở dạng này có giá trị pháp lý rất cao, tương đương với chữ ký tay và con dấu.

2.1. Cơ sở pháp lý của token điện tử

Vào ngày 29/11/2005 Chính phủ đã ban hành Luật Giao dịch điện tử; Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007; Khi tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt động công cộng, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải sử dụng chữ kí số công cộng do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số công cộng cấp. Quá trình sử dụng token điện tử bao gồm 2 quá trình:

  • Tạo chữ kí (Sử dụng khóa bí mật để ký số)
  • Kiểm tra chữ kí (Kiểm tra khóa công khai có hợp lệ hay không)

Hiện nay, bạn có thể mua chữ kí số của các doanh nghiệp sau: VIETTEL, FPT, BKAV, NACENCOMM. SAFE, CK, VINA, NEWTEL,… Các nhà cung cấp này đã được phép cung cấp token cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

mua chữ ký số
Hiện nay, bạn có thể mua chữ kí số của các doanh nghiệp VIETTEL, FPT, BKAV, NACENCOMM. SAFE, CK, VINA, NEWTEL,… Ảnh Internet

2.2. Công dụng của token

Token ở dạng này được sử dụng để kê khai khi nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, cơ quan hành chính hoặc kí hợp đồng với các đối tác làm ăn trực tuyến,… Mà không cần phải có giấy tờ kê khai, đóng đấu đỏ. Gần đây, token điện tử còn được sử dụng để giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội điện tử.

Ngoài ra, token còn giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân – tổ chức nhà nước hay giữa các tổ chức cơ quan nhà nước với nhau dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý. Điều này còn giúp việc kí kết các văn bản cũng có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì thời gian nào.

Token điện tử chính là thiết bị đảm bảo tốt, an toàn, chính xác về tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu. Đây là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký. Giúp cho các cá nhân hay cơ quan tổ chức cũng yên tâm hơn với các giao dịch điện tử của mình.

3. Trong lĩnh vực tiền ảo thì token là gì?

Cũng như coin, token được coi là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Cryptocurrency (tiền ảo/ tiền mã hóa). Vậy token thực chất là gì? Hãy cùng tham khảo ngay nhé.

token tiền ảo là gì
Token là đồng tiền điện tử, được phát hành trong các dự án ICO (Initial Coin Offering).

3.1 Token trong lĩnh vực tiền ảo là gì?

Token là đồng tiền điện tử, được phát hành trong các dự án ICO (Initial Coin Offering). Do khái niệm ICO có thể dễ dàng bị nhầm sang là phát hành coi. Nên ở một số dự án, nó sẽ chuyển sang dùng khái niệm ITO (Initial Token Offering) kết hợp với TGE (Token Generation Event) để có cái nhìn chính xác hơn.

Token được phát triển dựa trên nền tảng Blockchain của Coin nào đó. Và đa số token hiện tại được phát hành trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20. Ngoài ra, một số token khác còn sử dụng nền tảng của NEO, WAVES, STELLAR và có cả Bitcoin. Các Token lớn trên thị trường hiện tại như: Tether, Binance Coin, OmiseGO, 0x, Zilliqa,…

3.2. Tính năng của token

Về tính năng của token, ta phân ra làm 2 loại:

  • Ultility Token: Là token tiện ích. Ultility token được sinh ra để phục vụ cho một dự án với mục tiêu và tính năng cụ thể. Ví dụ token cho dự án Dock.io có tính năng thanh toán, bình chọn; BNB token của Binance có tính năng giảm giá phí giao dịch…
  • Security Token: Hay còn gọi là token chứng khoán, một dạng cổ phiếu điện tử phát hành dưới dạng token. Bạn sẽ được hưởng cổ tức dựa trên số cổ phần bạn sở hữu của dự án đó. Loại token này còn cho phép bạn có quyền bầu chọn hoặc tham gia quyết định một số công việc của dự án.
Security Token là gì
Security Token hay còn gọi là token chứng khoán. Ảnh Internet

Trên đây là những thông tin về Token là gì cũng như những dạng token phổ biến hiện nay để bạn đọc có thể dễ dàng tham khảo. Hi vọng bài viết  này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nó và cảm thấy an toàn trong quá trình sử dụng giao dịch có token hay mã OTP.

Hiền Anh tổng hợp