Tiêm vaccine phòng bệnh là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đơn giản. Vaccine là một loại chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo hệ miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với các loại tác nhân gây bệnh cụ thể. Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về vaccine nhé.

1. Vaccine là gì?

Vaccine là một loại chế phẩm có tính kháng nguyên. Có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh. Đã được bào chế và đảm bảo độ an toàn cần thiết,  để làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Vaccine thường chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus gọi là kháng nguyên. Điều này sẽ chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Nhưng chúng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Cơ thể sẽ được những kháng thể này bảo vệ khi tiếp xúc với các virus trong tương lai.

Vaccine
Vaccine là một loại chế phẩm có tính kháng nguyên. Ảnh Internet

2. Tiêm vaccine phòng bệnh để làm gì

Vaccine giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện Vaccine là vật lạ sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau này khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

Nhờ có Vaccine hàng triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Người được tiêm chủng sẽ không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh dịch gây ra.

Khi chương trình tiêm chủng thực hiện tốt đa số mọi người đều được chủng ngừa một căn bệnh đó, đôi khi bệnh đó có thể biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng và chương trình tiêm chủng vacxin đó có thể dừng lại. Ví dụ bệnh đậu mùa. Tuy nhiên một số bệnh như bệnh sởi nếu dừng chương trình tiêm chủng, tỉ lệ tiêm chủng giảm xuống bệnh sẽ bùng phát rất nhanh.

Người được tiêm chủng sẽ không bị mắc bệnh
Người được tiêm chủng sẽ không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Ảnh Internet

3. Những ai nên tiêm, những ai không nên Tiêm vaccine phòng bệnh

3.1 Đối tượng tiêm vaccine

Đối với những người có nguy cơ cao nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Và trẻ em thì nên được tiêm chủng rộng rãi. Riêng đối với người lớn chỉ tiêm chủng cho những nhóm người có nguy cơ cao.

Tiêm chủng sẽ phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa dịch.Tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em là tiêm chủng mở rộng nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Đối tượng tiêm
Đối tượng tiêm là những người có nguy cơ cao nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Ảnh Internet

3.2. Tiêm vaccine phòng bệnh – Đối tượng tuyệt đối không được tiêm chủng vacxin

  • Là những người đang bị sốt và nhiệt độ cơ thể cao
  • Có biểu hiện dị ứng với các thành phần của vaccine
  • Vaccine sống giảm độc lực tuyệt đối không được tiêm cho người bị thiếu hụt miễn dịch hoặc người đang dùng thuốc đàn áp miễn dịch, những người mắc bệnh ác tính và phụ nữ có thai
Những người đang bị sốt
Những người đang bị sốt và nhiệt độ cơ thể cao không nên tiêm vaccine. Ảnh Internet

4. Ăn gì và kiêng gì sau tiêm phòng Vaccine

4.1. Bổ sung những thực đơn giàu vitamin A

Hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm chứa kẽm và Vitamin A. Để bé có được  một sức đề kháng tốt. Các loại thực phẩm có chứa vitamin A cũng rất là dễ kiếm, nó có nhiều trong thịt bò, cà rốt, khoai lang, các thực phẩm có màu đỏ.

Các mẹ có thể xay nhuyễn thịt bò, cà rốt để nấu cho bé món cháo ngon miệng hơn. Khoai lang không chỉ cung cấp vitamin A mà chúng còn rất giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

thực phẩm chứa kẽm và Vitamin A.
Hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm chứa kẽm và Vitamin A. Ảnh Internet

4.2. Bổ sung nước cho cơ thể bé

Sau khi tiêm phòng trẻ sẽ thường có các dấu hiệu sốt, tiêu chảy. Đây chính là lý do khiến trẻ mất nước nhiều, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Khi đó cơ thể trẻ bị mất nước nghiêm trọng và giảm tiết nước bọt. Vì thế mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho trẻ.

bổ sung nước
Việc bổ sung nước cho cơ thể trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Ảnh Internet

5. Những lưu ý trước khi tiêm phòng Vaccine

5.1. Khám sàng lọc trước tiêm chủng

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết. Nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng. Và tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì thế, người nhà của trẻ hay người cần tiêm chủng và bác sĩ cần phối hợp với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ được căn cứ trên những thông tin người nhà. Hay người đi tiêm chủng cần cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

khám sàng lọc
Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết. Ảnh Internet

5. 2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ khi tiêm phòng vaccine

Với trẻ nhỏ, các bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Nếu là trẻ sơ sinh thì trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa?
  • Trẻ có ăn, uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt cao hay mắc bệnh gì không?
  • Trẻ có đang dùng các loại thuốc hay sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử bị dị ứng với thành phần thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hay có phản ứng với thuốc ở các lần tiêm trước hay không?
Cung cấp thông tin trẻ ăn uống - Tiêm vaccine phòng bệnh
Cung cấp thông tin trẻ ăn uống, bệnh tật cho bác sĩ khi tiêm phòng vaccine. Ảnh Internet

6. Phân loại Vaccine

Trước đây vaccine sẽ được chia thành 3 loại: vacxin giải độc tố, vacxin chết, vacxin sống giảm độc lực. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ sinh học chúng ta có thêm 2 loại: vacxin chiết tách và vacxin tái tổ hợp.

6.1. Vaccine giải độc tố

Được sản xuất từ các ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Khi một hệ miễn dịch tiếp nhận vacxin giải độc tố, chúng học cách chống lại độc tố tự nhiên. Hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các kháng thể trung hòa độc tố

vaccine - Tiêm vaccine phòng bệnh
Được sản xuất từ các ngoại độc tố của vi khuẩn. Ảnh Internet

6.2. Vaccine bất hoạt (chết)

Vaccine bất hoạt được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Các Vaccine này an toàn và ổn định hơn Vaccine sống, các vi sinh vật gây bệnh đã chết không thể đột biến trở lại. Các kháng nguyên chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch.

Tuy nhiên Vaccine chết đáp ứng miễn dịch yếu hơn Vaccine sống nên được tiêm thành nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Điều này có thể hạn chế cho những người dân sống ở vùng không có điều kiện về chăm sóc y tế thường xuyên, không thể tiêm nhắc lại đúng lịch.

Vaccine bất hoạt - Tiêm vaccine phòng bệnh
Vaccine bất hoạt được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Ảnh Internet

6.3. Vaccine sống giảm độc lực

Được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc từ vi sinh vật giống với vi sinh vật gây bệnh đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Do Vaccine sống, giảm độc lực gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên nên chúng tạo ra đáp ứng miễn dịch và sinh kháng thể mạnh. Thường sẽ gây ra miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều.

Khi sử dụng cần phải hết sức đặc biệt quan tâm đến tính an toàn của Vaccine sống. Phải đảm bảo không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ. Và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định và không trở lại độc lực ban đầu.

Được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh - Tiêm vaccine phòng bệnh
Được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc từ vi sinh vật giống với vi sinh vật gây bệnh. Ảnh Internet

6.4. Vaccine tách chiết

  • Kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật.
  • Ví dụ: kháng nguyên polysaccharid của loại cầu khuẩn màng não, polysaccharid của loại phế cầu…
Vaccine tách chiết - Tiêm vaccine phòng bệnh
Vaccine tách chiết là Kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật. Ảnh Internet

6.5. Vaccine tái tổ hợp

Vaccine tái tổ hợp bằng công nghệ sinh học hiện đại, gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần có để làm vacxin được tách và tái tổ hợp vào E. coli hoặc một dòng tế bào thích hợp.

Vaccine tái tổ hợp - Tiêm vaccine phòng bệnh
Vaccine tái tổ hợp bằng công nghệ sinh học hiện đại. Ảnh Internet

Trên đây là một số thông tin về các loại vaccine và các lưu ý khi đi tiêm phòng. Việc tiêm phòng vaccine là rất cần thiết cho chúng ta. Kể cả người lớn hay trẻ nhỏ đều rất quan trọng. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về vaccine nhé.

 Hiền Anh tổng hợp