1. Tết Trung thu 2020 vào ngày nào?

Như đã đề cập, năm 2020 là năm nhuận, nên Âm lịch sẽ có 13 tháng, do đó, Tết Trung thu sẽ lùi lại, muộn hơn mọi năm do có 2 tháng Tư Âm lịch. Cụ thể, ngày lễ này năm nay sẽ diễn ra vào 15/8 Âm lịch, tức vào ngày 1/10 Dương lịch.

Tuy về mặt thời gian, mùa lễ này đến trễ hơn, nhưng không vì thế mà không khí đón lễ kém náo nhiệt. Hiện nay, trên mọi con phố đã bày bán rất nhiều mặt hàng liên quan Trung thu. Trong đó nổi bật hơn cả là bánh Trung thu. Cùng với đó là các loại đèn biểu tượng như đèn ông sao, đèn kéo quân…Trung thu được xem là ngày Tết của trẻ em. Vì thế, Tết này còn được gọi bằng nhiều cái tên rất đẹp khác: Tết trông trăng, Tết hoa đăng, Tết đoàn viên, Tết thiếu nhi…

lịch tết trung thu
Lịch Trung thu năm nay vào ngày 1/10 Dương lịch. Ảnh: Internet

2. Các món ăn dịp lễ Trung thu gồm những gì?

Nhắc đến mùa Tết đoàn viên này có rất nhiều món ăn được bình chọn. Tuy vậy, nếu chọn những món ăn nổi bật nhất phải kể đến 3 món sau.

  • Bánh trung thu: Đây là món ăn huyền thoại mà bất kể ai cũng biết. Loại bánh này thường có hai phần vỏ và nhân. Trong đó, phần vỏ được làm bằng bột mì, còn nhân được làm rất đa dạng. Hiện nay bánh trung thu được biến tấu thành nhiều hương vị khác nhau. Trong đó nổi bật là bánh trung thu nhân thập cẩm, bánh trung thu rau câu
  • Xôi cốm: Trung thu gắn với hương cốm thơm. Thế nên, lễ Tết này không thể thiếu hương vị của những hạt cốm xanh mướt. Ở miền Bắc, mỗi lần đến Tết đoàn viên này người dân thường làm món xôi cốm nóng, dẻo thơm và béo bùi.
  • Chả cốm: Thêm một món ngon có sự xuất hiện của cốm trong mỗi mùa Tết thiếu nhi. Đó chính là món chả cốm thơm dẻo của người Hà Nội. Món ăn này được làm từ chả, thịt, kết hợp với cốm, tạo nên hương vị rất độc đáo. Với riêng người Hà Nội chả cốm là món ăn được yêu thích nhất mỗi mùa trung thu.
bánh trung thu
Bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trong mỗi lần Tết đoàn viên. Ảnh: Internet

3. Những nước nào ăn Tết Trung thu?

Ngày Tết Trung thu được xem là ngày lễ quan trọng ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á. Trong đó gồm có các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan. Dưới đây là những nước ăn Tết đoàn viên theo cách của họ.

  • Hàn Quốc: Tết đoàn viên ở Hàn Quốc gọi là Chusok (đêm mùa thua, đêm trăng đẹp nhất). Đây cũng là dịp để người dân Hàn Quốc tưởng nhớ đến tổ tiên mình. Vào lễ này họ làm các sản phẩm mới gặt hái như hoa quả, rau củ, thịt cá để chế biến món ăn dâng lên người đã khuất. Ở Hàn Quốc cũng có bánh trung thu, nhưng cách làm bánh trung thu họ rất khác Việt Nam. Cụ thể họ làm bánh hình trăng khuyết, bán hình bán nguyệt.
  • Trung Quốc: Tết đoàn viên ở Trung Quốc có mặt từ thế kỷ thứ 8. Trong thời gian đầu, ngày lễ này người dân Trung Quốc chỉ có hình thức uống rượu ngắm trăng nên được gọi là Tết vọng nguyệt. Sau này, người dân ở đây xem đây là dịp đoàn tụ gia đình nên đổi thành Tết đoàn viên. Riêng bánh trung thu ở Trung Quốc rất giống bánh trung thu Việt Nam, cả hai đều tròn biểu tượng sự viên mãn.
  • Nhật Bản: Người Nhật không dùng Âm lịch, nhưng vẫn có Tết đoàn viên hằng năm. Ở nước này, lễ này được gọi là “Otsukimi” (ngắm trăng). Trong ngày này, họ ngồi quây quần bên nhau và thưởng thức bánh nếp nhỏ, tròn hình mặt trăng.
tết trung thu nhật bản
Lễ hội đón Tết đoàn viên tại Nhật Bản. Ảnh: Internet

4. Những ý nghĩa lễ Trăng rằm tháng Tám với trẻ em

Tết Trung thu còn được gọi là Tết thiếu nhi, do đó ngày lễ ngày vô cùng đặc biết với trẻ em. Vào dịp này, ngoài việc được nhận quà, được đi rước đèn cùng bạn bè trang lứa, được vui chơi thỏa thích, các em nhỏ còn được học hỏi nhiều bài học bổ ích. Dưới đây là những ý nghĩa Tết thiếu với trẻ em mà bạn cần biết.

  • Giúp các bé sống trong không gian cổ tích: Tết thiếu nhi được trông trăng, được kể về thế giới thần tiên có chị Hằng, cây đa, chú Cuội. Đây chính là những khoảnh khắc vô cùng quý giá với tuổi thơ. Chính những câu chuyện cổ tích này giúp các bé phát triển nhân cách, học hỏi những bài học sâu sắc và theo bé khi bé đã trưởng thành.
  • Giúp các bé thêm yêu gia đình: Ngày lễ này cả nhà cùng đoạn tụ, quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện cuộc sống thú vị. Đây chính là cách giúp các bé hiểu và cảm nhận được hơi ấm tình thân. Với các em nhỏ, việc có bố mẹ, ông bà, anh chị ở bên cạnh lúc này sẽ trở nên vô cùng quý giá. Vì thế, dù bận việc gì cũng gắng sắp xếp thời gian về với con cái trong dịp này nhé.
  • Kết nối tình bè bạn: Tết thiếu nhi các bé được vui đùa cùng bạn bè, được rước đèn, phá cỗ, được chơi nhiều trò chơi thú vị. Thời khắc vui vầy bên bạn bè này chính là không gian giúp bé kết giao và phát triển rất tốt.
tết thiếu nhi
Tết thiếu nhi là dịp để các bé được rước đèn, vui chơi cùng bạn bè. Ảnh: Internet

5. Quà Tết Trung thu nên tặng gì?

Trung thu còn là dịp để chúng ta tặng quà người khác, qua đó thể hiện tình cảm thân thương của mình. Dưới đây là những gợi ý của chúng tôi.

  • Tặng bánh trung thu cho người thân: Là Tết đoàn viên, bạn nên sắm những hộp bánh trung thu đẹp, ấn tượng để tặng người thân trong gia đình, họ hàng nhé. Ngày lễ này không gì ý nghĩa hơn hộp bánh trung thu, đặc biệt là những hộp bánh tự tay làm.
  • Tặng rượu, trà cho bạn bè, đồng nghiệp: Với bạn bè, đồng nghiệp bạn nên tặng trà, rượu hoặc bánh các loại. Điều này nên căn cứ vào sở thích của họ nhé. Ví dụ họ thích những hộp bánh nướng thì bạn nên tặng sản phẩm đó. Nếu bạn bè là người ghiền trà, hãy tặng họ một hộp trà.
  • Tặng lồng đèn, đồ chơi cho các bé: Trung thu là Tết thiếu nhi, vì vậy đừng thiếu quà với con em hoặc các em bé mà bạn quen biết. Tùy vào độ tuổi các bé bạn có thể tặng lồng đèn ông sao, đèn kéo quân hoặc kẹo bánh, đồ chơi các loại.

Như vậy bạn vừa cùng Topnews.com.vn điểm qua những nét chính của Tết Trung thu rồi đấy. Ngoài ra, ngày lễ này còn có nhiều ý nghĩa thú vị khác ban nên dành thời gian tìm hiểu thêm. Chúc bạn một mùa Trung thu ấm áp bên gia đình.

Đức Lộc