1. Khám sức khỏe xin việc theo mẫu giấy nào?

Hiện nay, trên thực tế không có mẫu giấy dùng chung cho việc khám sức khỏe. Mà mỗi cơ sở y tế, bệnh viện sẽ có những mẫu khác nhau. Vì thế với người lao động, khi đi khám sức khỏe xin việc, không nên in trước theo các mẫu có sẵn. Mà cần đến tại địa chỉ khám để được cung cấp mẫu giấy đúng chuẩn nhất.

Thông thường các giấy khám sức khỏe để xin việc sẽ có các nội dung sau.

  • Thông tin cá nhân của người lao động (bao gồm ảnh, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin liên lạc).
  • Thông tin cơ bản như cân nặng, chiều cao.
  • Thông tin bệnh sử (nếu có).
  • Kết quả khám sức khỏe lâm sàng.
  • Kết quả khám sức khỏe được kết luận thông qua các chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, x-quang).
  • Kết quả khám sức khỏe được kết luận thông qua các xét nghiệm (máu, nước tiểu).
  • Kết quả khám sức khỏe kết luận tổng thể.

Từ những kết quả trên, nếu bác sĩ kết luận sức khỏe bình thường, thì người lao động có thể dùng để bổ sung hồ sơ xin việc làm. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức đều yêu cầu có giấy này.

giấy khám sức khỏe
Các mẫu giấy khám sức khỏe đúng phải được cấp tại các cơ sở y tế được công nhận. Ảnh: Internet

2. Đi khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị hồ sơ gì? Quy trình ra sao

Khi đi khám sức khỏe để xin việc, người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ và nắm vững quy trình như sau.

2.1. Các loại giấy tờ mang theo khi đi khám sức khỏe để xin việc

  • CMND hoặc thẻ căn cước công dân. Đây là giấy tờ bắt buộc để người lao động ghi đúng tên, tuổi, địa chỉ… vào hồ sơ.
  • Ảnh thẻ kích thước 4*6 số lượng tùy vào hồ sơ bạn làm. Ví dụ bạn làm 3 hồ sơ nộp xin việc ở 3 công ty thì cần 3 ảnh. Lưu ý ảnh thẻ chụp không quá 3 tháng.
  • Sổ bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm cá nhân các loại. Loại giấy tờ này mang theo để giảm chi phí khám. Vì thông thường, khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc là khám tổng quát, có chi phí khá cao.
  • Lưu ý các giấy tờ trên cần mang theo trước khi đến khám.
khám sức khỏe xin việc
Khi đến các cơ sở y tế khám sức khỏe người lao động sẽ được khám tổng quát. Ảnh: Internet

2.2. Quy trình khám sức khỏe tại các bệnh viện

Hiện nay, ở các cơ sở y tế tại nước ta, mọi quy trình khám sức khỏe đều giống nhau. Người lao động khi cần khám để làm hồ sơ xin việ cũng thực hiện đúng quy trình người khám bệnh. Cụ thể gồm các bước sau.

  • Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh thư/thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm. Sau đó trình bày rõ lý do khám sức khỏe để làm hồ sơ xin việc. Giấy tờ sẽ được giữ lại cho đến khi hoàn tất thủ tục.
  • Nộp chi phí khám theo quy định từng cơ sở y tế. Và được hướng dẫn đến các khoa/phòng khác nhau, chờ đợi đến lượt để khám.
  • Tiến hành khám tại các khoa như: Khám nội chung; Siêu âm; Phụ khoa (với người lao động nữ); Răng – hàm – mặt; Tai – mũi – họng; Da liễu; Xét nghiệm máu; Xét nghiệm nước tiểu; Chụp x-quang/ test chất gây nghiện…(đối với một số công việc đặc thù cần phải có).
  • Chờ đợi kết quả tại phòng khám nội chung ban đầu.
  • Nhận kết quả từ bác sĩ khám nội.
  • Trở về quầy thủ tục hoàn tất thủ tục, thanh toán phí phát sinh (nếu có), nhận lại giấy tờ.
hồ sơ khám sức khỏe
Khi đi khám sức khỏe để làm hồ sơ xin việc người lao động cần tuân thủ đúng quy hình của từng bệnh viện. Ảnh: Internet

3. Chi phí khám sức khỏe để làm hồ sơ xin việc hết khoảng bao nhiêu?

Khám sức khỏe để làm hồ sơ xin việc có chi phí khác nhau tùy thuộc vào bệnh viện khám. Thông thường, người lao động sẽ phải trả một số khoản chi phí như sau:

  • Phí khám dịch vụ hoặc có thẻ bảo hiểm y tế: Khoảng 200 đến 300 ngàn đồng.
  • Các chi phí khám khác như siêu âm, xét nghiệm hoặc thuốc nếu có khác.
  • Ngoài ra để hoàn thành bộ hồ sơ xin việc, người lao động cần thêm một số chi phí khác nữa. Do đó, theo chúng tôi bạn nên đến các cơ sở y tế đúng tuyến để được hỗ trợ bảo hiểm nhé.
khám sức khỏe
Khám sức khỏe để hoàn tất thủ tục xin việc là việc đầu tiên người lao động cần hoàn thành. Ảnh: Internet

4. Nên chọn địa chỉ khám sức khỏe ở đâu sẽ tốt?

Theo Bộ Y Tế, người được cấp giấy khám sức khỏe phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh và có thời gian khám chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Ngoài ra, với người lao động đi nước ngoài làm việc, thì bác sĩ khám phải có chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên. Về điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở y tế, phải có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với nội dung khám sức khỏe.

Như vậy, qua đó chúng ta có thể thấy các bệnh viện công lập tuyến huyện trở lên mới được cấp giấy khám sức khỏe. Ngoài ra, khi khám người lao động nên chọn các cơ sở có điều kiện như sau:

  • Địa chỉ hoạt động lâu năm, có uy tín trong lĩnh vực y tế.
  • Nơi tập hợp nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.
  • Địa chỉ có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ y tế tốt.
  • Nơi có hệ thống website thông tin rõ ràng.
  • Ngoài ra cần tránh tình trạng “mua giấy khám sức khỏe” để làm hồ sơ xin việc. Vì đây là một hành vi bị cấm, và dễ bị nhà tuyển dụng loại khi phỏng vấn việc làm.

Bài viết trên Topnews.com.vn vừa hướng dẫn chi tiết về cách khám sức khỏe xin việc. Bên cạnh đó là những lưu ý cần thiết trong quy trình làm thủ tục hồ sơ này. Hy vọng thông tin đó phần nào hỗ trợ người lao động trong việc hoàn thành thủ tục để xin được việc làm tốt nhất cho bản thân mình.

Đức Lộc