1. Những nguyên nhân nào khiến bé bị sốt? Dấu hiệu là gì?

Trước khi đi đến những cách giúp hạ sốt cho bé chúng ta cần hiểu kỹ về vấn đề sốt ở trẻ nhỏ. Cụ thể phần bài viết này gồm 2 thông tin chính mà bố mẹ cần nắm rõ. Bao gồm: (1) Nguyên nhân gây sốt ở em bé; (2) Các dấu hiệu giúp xác định bé bị sốt.

1.1. Nguyên nhân gây sốt ở em bé

Trong phần lớn trường hợp, em bé bị sốt bởi các nguyên nhân sau:

  • Sốt là cách để cơ thể trẻ phản ứng, giúp kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên. Đây là một điều bình thường, gặp ở tất cả các em bé và loại sốt này được bác sĩ… khuyến khích. Bởi trải qua cơn sốt trẻ sẽ sinh ra kháng thể, giúp trẻ khỏe mạnh về lâu dài.
  • Sốt ở trẻ có thể do trẻ bị cảm lạnh, viêm phổi, sốt xuất huyết. Ở một số trường hợp khác nếu trẻ bị viêm ruột, dạ dày, nhiễm trùng… đều có thể gây ra sốt.
  • Sốt ở trẻ có thể do mọc răng. Tình trạng này xảy ra ở phần lớn trẻ dưới 1 tuổi, khi mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần lưu ý, có trẻ mọc răng không sốt thì vẫn bình thường nhé.
  • Sốt do trẻ đi tiêm chủng về. Trường hợp này cũng thường gặp, đặc biệt với các em bé dưới 2 tuổi, sau khi tiêm chủng cơ thể phản ứng với mầm bệnh sinh ra sốt. Tuy nhiên cũng có nhiều em bé tiêm chủng xong không sốt, việc này vẫn rất bình thường.
  • Sốt do trẻ dùng thuốc và phản ứng với tác dụng phụ. Ở trường hợp này bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
hạ sốt cho bé
Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Ảnh: Internet

1.2. Khi bị sốt bé có biểu hiện gì?

Sốt tức là tình trạng tăng thân nhiệt. Tuy nhiên không phải lúc nào thấy người con “hơi nóng” cũng gọi là sốt và uống thuốc ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp mà bố mẹ cần chú ý khi bé bị sốt.

  • Thân nhiệt của em bé cao hơn 38 độ C.
  • Em bé đột nhiên quấy khóc, cáu gắt, khó chịu.
  • Em bé đổ mồ hôi, mệt mỏi.
  • Em bé thở gấp, ngủ chập chờn, khó ngủ.
  • Em bé bỏ bú, uống ít nước, không chịu ăn.
  • Em bé ngủ li bì nhiều tiếng liền.

Lời khuyên: Khi trẻ có một trong những dấu hiệu trên mà quá 2 ngày chưa khỏi, bố mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế ngay. Lúc này cần tạm ngưng mọi cách làm hạ sốt cho bé tại nhà bố mẹ nhé.

bé bị sốt
Khi em bé bị sốt nhiều ngày, ngủ li bì, bỏ bú… thì bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Ảnh: Internet

2. Những cách hạ sốt cho bé nhanh mà an toàn tại nhà

Như chúng tôi đề cập ở phần trên, khi bé có một trong sáu dấu hiệu sốt đó bố mẹ cần đưa bé đi khám. Còn dưới đây là những cách giúp hạ sốt cho bé an toàn tại nhà để bố mẹ tham khảo.

2.1. Cho bé uống nhiều nước để hạ sốt

Khi bé bị sốt thân nhiệt tăng lên, bé sẽ bị mất nước. Điều này khiến sức khỏe bé sẽ giảm sút đáng kể, và bố mẹ cần làm là giúp bé uống càng nhiều nước càng tốt.

Ngoài ra, do trong thời gian sốt bé sẽ chán ăn, nên bố mẹ đừng ép bé ăn quá nhiều. Thay vào đó bố mẹ có thể dỗ dành bé uống sữa (nếu bé còn nhỏ). Còn với những em bé lớn hơn, nên cho các bé ăn súp, canh, thức ăn dạng lỏng để dễ nuốt nhất. Cách này nhằm cân bằng lượng nước cho cơ thể của bé.

Tuy nhiên, nếu thấy bé không thể uống nước bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế ngay để thăm khám. Lúc này tránh ép bé uống nước có thể gây nên tình trạng phản tác dụng.

hạ nhiệt
Với trẻ em nhỏ chuyện bị sốt sẽ gặp thường xuyên. Ảnh: Internet

2.2. Để hạ sốt hãy mặc quần áo thoáng mát cho bé

Khi bé bị sốt nhiều bố mẹ thường có tình trạng cuống cuồng. Lúc này họ tìm mọi cách để hạ sốt cho bé bằng thuốc. Mà không biết rằng chính việc thay quần áo thoáng mát cho bé cũng là cách hay.

Theo các chuyên gia y tế, khi bé bị sốt nếu vẫn mặc quần áo dày sẽ ngăn cản quá trình giảm thân nhiệt về mức bình thường. Điều này càng gây khó chịu cho sức khỏe của bé. Lời khuyên là hãy chọn quần áo rộng, vải thưa để cơ thể bé tỏa bớt nhiệt. Và lúc này cũng không nên mặc bỉm cho bé làm gì cả.

2.3. Khi trẻ bị sốt hãy lau người bằng nước ấm

Lưu ý khi trẻ bị sốt bố mẹ đừng tắm trực tiếp cho bé. Thay vào đó hãy lau người bằng nước ấm để vừa làm sạch vừa hạ sốt nhanh cho bé. Ngoài ra việc lau người sạch giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn nhiều.

Cách lau người cho bé khi bị sốt:

  • Sử dụng khăn và nước ấm lau khắp người bé.
  • Tập trung làm mát những vị trí trên cơ thể như trán, thái dương, nách, bẹn để hạ sốt nhanh hơn.
  • Tiếp tục lau cho bé trong 15 – 20 phút cho đến khi thân nhiệt giảm xuống mức 37 độ C.

2.4. Để hạ nhiệt cho bé hãy bổ sung vitamin C, canxi

Việc cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng chính là cách giúp trẻ đánh bại cơn sốt. Ngoài ra lúc này, cơ thể bé cần thêm vitamin C, do đó bố mẹ hãy bổ sung vào ngay nhé. Vì vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Bố mẹ có thể dỗ bé ăn cam, bưởi, quýt, ổi… Hoặc vắt nước để bé uống hằng ngày.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần bổ sung canxi cho bé giai đoạn này. Vì canxi sẽ húc đẩy quá trình khỏi bệnh diễn ra nhanh hơn. Bố mẹ có thể khuyến khích bé ăn cá tươi, yến mạch, rau củ các loại nhé.

bé bị sốt
Nếu dùng thuốc hạ sốt cho bé cần hỏi ý kiến bác sĩ. Ảnh: Internet

2.5. Cần dùng thuốc hạ sốt cho bé không?

Thuốc hạ sốt là cách cuối cùng nếu các cách trên không giúp bé giảm cơn nhiệt. Tuy nhiên, vì là thuốc nên trước khi dùng bố mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ. Và lưu ý thêm một số điều sau:

  • Không dùng thuốc hạ sốt với tình trạng sốt nhẹ.
  • Chỉ dùng thuốc hạ sốt với trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên và có chỉ định bác sĩ.
  • Trẻ so sinh, trẻ nhỏ có cân nặng, độ tuổi khác nhau sẽ có liều lượng khác nhau. Hãy hỏi kỹ bác sĩ điều này.

Hạ sốt cho bé có thêm nhiều cách khác nữa mà Topnews.com.vn chưa đề cập đến trong bài viết này. Tuy nhiên ở các cách có sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, bố mẹ cần cân nhắc hạn chế sử dụng. Nếu có sử dụng thì cần tư vấn ý kiến bác sĩ trước. Điều này là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé, bố mẹ nhé!

Đức Lộc