Cúng ông Công ông Táo cần những gì, đây luôn là câu hỏi cho rất nhiều người. Thật ra, vấn đề này cũng đơn giản thôi. Bạn hãy xem bài viết này để Tết đến cúng các ông đúng bài nhé!

1. Những điều cần biết về ngày ông Công, ông Táo

1.1. Nguồn gốc của ngày ông Táo

Theo quan niệm của người Việt. Ba vị thần có quyền định đoạt phước đức cho gia đình là thần Đất, thần Nhà, vị thần Bếp núc. Phước đức này xuất phát từ những việc làm đúng với đạo lý, của những gia chủ và những người trong gia đình. Ngoài ra các Táo còn giúp ngăn cản sự xâm hại của ma quỷ vào trong mảnh đất của gia đình giữ cho gia đình hạnh phúc, yên bình.

Các Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện trong gia đình gia chủ. Cứ mỗi năm các táo sẽ về nhà một lần để thông báo mọi chuyện xảy ra trong nhà với gia chủ gồm cả chuyện tốt và chuyện xấu.

ông công ông táo
Hình ảnh ông Công, ông Táo vẫn là nét đẹp của dân tộc ta. Ảnh Internet

1.2. Phong tục thờ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt cứ đến ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ bay về trời. Báo cáo mọi chuyện trong gia đình với Ngọc Hoàng. Nên các gia đình làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, làm một mâm cỗ rất thịnh soạn. Với ngụ ý xin ông Táo thưa với Ngọc Hoàng những gì tốt đẹp. Những chuyện xấu không hay sẽ được nói ít đi. Việc làm này là do văn hóa truyền thống, thói quen xưa truyền lại.

Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân (thường đặt ở bếp) thì thắp hương ở bàn thờ này. Còn không có bàn thờ ông Táo thì có thể  thắp hương tại tại thờ thần linh, tổ tiên.

1.3. Thời điểm cúng ông Công, ông Táo

Lễ tiễn ông Táo về Trời được cúng vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch. Muộn nhất sáng ngày 23 tháng Chạp. Nếu để quá trưa thì ông Táo đã về trời, ông Táo sẽ không nhận được lễ vật thành kính của gia đình. Tùy thuộc vào thời gian của mỗi gia đình không nhất thiết phải cúng ông Táo trước 12h ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Cá chép được coi là linh vật đưa ông Táo về trời. Vì vậy khi cúng nên để cá chép gần khu vực thờ cúng. Sau khi bày đủ lễ thắp hương, khấn vái xong, lễ tạ tội rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông suối…. Làm lễ tiễn ông Táo xong thì gia đình cùng nhau lau chùi bàn thờ tổ tiên, treo tranh, câu đối ở những nơi sang trọng. Cầu cho một năm mới bình an, gia đình hạnh phúc ấm no, phúc lộc đầy nhà….

cá chép
Cá chép được xem là linh vật để đưa ông táo về trời. Ảnh Internet

1.4. Vị trí đặt đồ lễ cúng ông Công, ông Táo

Thông thường, đồ lễ sẽ đặt ngay ở ban thờ thần linh gia tiên. Không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật, nên lập riêng bàn thờ Táo quân. Một số nơi, nhất là khu vực miền Nam thường lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Đây là điều không cần thiết và không nên vì trong một nhà thờ nhiều thần linh sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên. Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.

2. Cúng ông Công ông Táo cần những gì?

2.1. Cúng ông Công, ông Táo ở Miền Bắc cần những gì?

Người miền Bắc thường cúng ông Công, ông Táo từ khoảng 20 tháng chạp và muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây, nếu cúng sau giờ đó thì ông Công, ông Táo đã về chầu trời mất rồi.

Các lễ vật cúng thường có:

  • Hai mũ cho hai Táo ông và một mũ cho Táo bà.
  • Mũ của Táo ông thì có hai cánh chuồn chuồn, còn mũ của Táo bà thì không có. Để thuận tiện hơn, nhiều gia đình chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông và kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Mâm cỗ cúng:

  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, thịt gà, 1 bát canh, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi, 1 đĩa hoa quả, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
  • Và quan trọng nhất chính là cá chép. Bạn có thể chọn cá sống hoặc cá vàng mã. Đây là phương tiện chính để các ông Táo về chầu trời.
  • Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hóa vàng. Nếu sử dụng cá chép thì sẽ đem thả xuống sông hoặc hồ.
mũ cúng
Lễ vật cúng ông Công, ông Táo ở miền Bắc nhất định phải có mũ. Ảnh Internet

2.2. Lễ cúng ông Công, ông Táo ở miền Nam

Ở miền Nam, người dân thường tiễn ông Công, ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, vì họ quan niệm rằng, ngày này chính là thời điểm bắt đầu vào mùa Tết nguyên đán và người dân còn gọi là Tết ông Táo.

Một khác biệt lớn so với các miền khác là miền Nam, người dân thường tiễn ông Táo về trời vào buổi tối, từ 8h – 11h đêm.

Các lễ vật cúng thường có:

  • Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng chạp của người miền Nam thường có: Hoa tươi, một dĩa đậu phộng, kẹo thèo lèo (kẹo mè đen), nhang, đèn cầy, 3 ly nước lọc và một bộ “cò bay, ngựa chạy”, lễ vật này sẽ thay thế cho áo mũ có khung tre của miền Bắc.

Mâm cỗ cúng:

  • Thịt heo luộc, gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…
mâm cổ
Mâm cỗ cúng đặc trưng để tiền ông Công ông Táo. Ảnh Internet

2.3. Lễ cúng ông Công, ông Táo ở miền Trung

Vào ngày 23 tháng chạp, người miền Trung thường làm lễ tiền ông Công, ông Táo rất trọng thể. Việc làm đầu tiên chính là thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Vào ngày này, người dân sẽ tiễn tượng ông Táo, bà Táo cũ trên bàn thờ mang đến đặt ở gốc cây cổ thụ hoặc các miếu ở đầu làng, đầu xóm và thay tượng mới trên bàn thờ.

Ở một số nơi như Huế hay Hội An, sau khi làm lễ cúng người dân bắt đầu dựng câu nêu ở đầu làng, xóm hay ở các đình, chùa. Điều này cũng báo hiệu cho một mùa Tết cổ truyền đã bắt đầu.

Lễ vật: 

  • Phong tục cúng ông Công ông Táo ở miền Trung được cho là cầu kì nhất trong ba miền. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị: một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật cho các Táo.
Ngựa giấy
Ngựa giấy là lễ vật chính trong ngày cúng ông Công ông Táo ở miền Trung. Ảnh Internet

3. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Bên cạnh đó, để việc cúng ông Công ông Táo được suôn sẻ, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau đây:

  • Khi khấn ông Công, ông Táo thường không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, tránh nói điều không hay.
  • Lễ cúng trong ngày này không cần phải quá cầu kỳ, nhưng cần phải tươm tất. Tùy điều kiện, bạn có thể chuẩn bị lễ chay hoặc mặn.
  • Sau khi cúng và thả cá chép, nên thả nhẹ nhàng. Tránh ném từ trên cao xuống nước sẽ khiến cá chết.
  • Đặc biệt, bạn không nên ném cả túi nilong xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường nước.
  • Mọi người cũng cần hạn chế cãi vã, xích mích. Nên giữ tâm trạng vui vẻ để đón Tết cùng những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới.
  • Tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23h đêm ngày 23 tháng chạp. Điều này sẽ làm trễ buổi chầu của ông Táo.
  • Không đốt tiền âm phủ trong ngày này vì họ là thần tiên, không phải là vong hồn. Nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.
mâm cỗ cúng ông Táo
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều. Ảnh Internet

Cúng ông Công ông Táo cần những gì và cúng như thế nào cho ý nghĩa. Vì đây là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua. Bên cạnh đó, mong Ngọc Hoàng giúp đỡ để có một năm mới thuận lợi hơn. Thế nên bạn cần quan tâm đến những vật cúng trong ngày đưa ông Táo về trời để tỏ rõ thành ý của mình.

Lê Linh tổng hợp