1. Ý nghĩa của việc cúng khai trương

Cúng khai trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người kinh doanh. Từ xa xưa ông bà ta đã có câu “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên” với hàm ý nôm na được giải thích là người giỏi tính toán thế nào thì thành bại vẫn một phần do ý trời quyết định. Không những thế quan niệm “Đầu xuôi đuôi lọt” cũng ảnh hưởng và có độ chính xác nhất định. Vì thế theo phong tục của người Việt Nam, cúng khai trương là nghi lễ không thể bỏ qua trong kinh doanh, làm ăn buôn bán.

Không những thế trong dân gian còn thường tương truyền “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Trong tâm linh mỗi mảnh đất ta đang ở điều có các vị thần cai quản, tiền chủ hay vong linh ở đó. Việc cúng khai trương mang ý nghĩa xin phép, trình diện với các vị Thần. Cầu mong được họ và các linh hồn phù hộ cho công việc làm ăn, buôn bán của bạn hanh thông, may mắn, thuận buồm xuôi gió và thành công hơn.

Lễ cúng khai trương rất được trau chuốt và chuẩn bị chu đáo. Các cửa hàng công ty khi mới mở công ty, cơ sở kinh doanh, cửa hàng… đều phải thực hiện nghi thức này. Bên cạnh đó cứ bắt đầu bước sang năm mới người ta cũng thực hiện cúng để mở hàng của năm. Nghi lễ thể hiện một chu kỳ làm ăn, mừng năm mới suôn sẻ, xui xẻo của năm cũ bước qua. Bắt đầu năm mới tốt lành và suôn sẻ hơn. Chính vì thế bạn cần có nghi thức để đảm bảo 3 yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”. Như vậy công việc sẽ xuôi chèo mát mái, mọi sự tốt lành.

Ý nghĩa cúng khai trương
Cúng khai trương mang ý nghĩa ra mắt, cầu xin thần thánh phụ trợ làm ăn. Ảnh: Internet

2. Cách cúng khai trương đúng chuẩn nhất

Cách cúng khai trương tuy đơn giản nhưng vẫn phải tươm tất từ khâu chuẩn bị đến bước tiến hành làm lễ, chuẩn bị văn khấn. Để biết chi tiết hơn các bạn hãy theo dõi từng bước nhé!

2.1. Xem ngày giờ đẹp để cúng khai trương

Xem ngày cúng khai trương là bước đầu tiên cần chuẩn bị. Bời theo quan niệm dân gian khai trương cần chọn ngày lành tháng tốt. Đặc biệt ngày này phải hợp với mệnh của chủ cửa hàng thì việc kinh doanh, buôn bán mới được suôn sẻ, thuận lợi và may mắn.

Thông thường ngày được chọn sẽ là ngày tốt theo lịch vạn niên. Đồng thời phải hợp tuổi với người đứng đầu của hàng, doanh nghiệp. Còn đối với ngày khai trương đầu năm thông thường sẽ ưu tiên những ngày chẵn như mùng 2, mùng 4, mùng 6…tháng Giêng lịch âm. Vì số chẵn chính là biểu hiện của sự đầy đủ, tài lộc và phú quý.

2.2. Chuẩn bị mâm cúng cúng khai trương

Đồ cúng khai trương cần được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và trang trọng. Tùy theo quy mô của từng doanh nghiệp mà mâm cúng sẽ được chuẩn bị khác nhau. Không phải cứ cúng lớn, hoành tráng là sẽ linh nghiệm. Điều quan trọng vẫn là lòng thành kính của gia chủ. Dưới đây chính là các lễ vật cúng khai trương không thể thiếu.

Chuẩn bị đồ cúng
Bạn cần lên danh sách để chuẩn bị đồ cúng đầy đủ, chu đáo. Ảnh: Internet

2.2.1. Chuẩn bị mâm cúng

  • 3 nén hương (nhang), bạn có thể chọn nhang hình rồng phụng, nhang cuốn tàn đẹp.
  • Một lọ hoa tươi, chọn đồng tiện hoặc hoa cúc và không được dùng hoa giả.
  • 1 mâm ngũ quả trong đó sẽ có 5 loại quả. Thông thường theo miền Bắc sẽ có các loại quả như dưa hấu, bưởi, nải chuối xanh, nho, lê. Miền trung sẽ có mãng cầu, cam quýt, chuối, dưa hấu, thanh long. Miền nam sẽ có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
  • 1 bộ lễ vàng mã cúng khai trương
  • 1 đĩa trầu cau
  • 3 hoặc 5 địa xôi
  • 3 hoặc 5 chén chè
  • 3 hoặc 5 chén cháo trắng
  • 3 ly nước trà
  • 3 ly rượu trắng
  • 2 cây nến
  • Bánh kẹo
  • 1 đĩa gạo
  • 1 địa muối trắng
  • 1 con gà luộc hoặc đầu heo hay heo sữa quay tùy theo sở thích và tập tục vùng miền.
  • Bộ tam sên bao gồm tôm luộc, thịt luộc, trứng luộc.
  • 5 cái bánh bao

Điều này có ý nghĩa cầu mong chư thần phù hộ độ trì. Hộ vệ cho gia chủ trong suốt thời gian buôn bánh, kinh doanh.

Cách trang trí đồ cúng
Cách bày trí đồ cúng nghiêm trang có thể thực hiện như trong hình. Ảnh: Internet

2.1.2. Cách bày mâm cúng

Bạn hãy chuẩn bị một chiếc bàn lớn, xung quanh bàn hãy bày chén đũa. Giữa phần trung tâm bàn hãy đặt đồ cúng mặn. Phía trước mâm cúng bày nước, rượu, lọ hoa, đèn cầy, lưu hương, trái cây, bộ tiền vàng…

Theo đó mâm cúng khai trương sẽ thường được đặt ở ngoài trời, trước cửa chính của nhà hàng, quán ăn, công ty… Bởi vì nghi lễ mục đích là để xin phép, thông báo đến các vị thần linh, thổ địa cai quản mảnh đất.

2.3. Bài văn khấn khai trương

Dưới đây chính là bài văn khấn khai trương đúng chuẩn đ0ược trích từ “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” do Thượng tọa Thích Thanh Duệ – Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam thẩm định. Mọi người có thể lưu lại và đọc theo như sau:

Dạo đầu như sau

“Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy quan Đương Niên hành khiển thái tuế chí đức Tôn Thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định phúc Táo quân, chư vị Tôn Thần.”

Đi vào chi tiết

“Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng, hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này:… (địa chỉ). Tín chủ con là… (chức vụ của người khấn).

Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cùng Bách linh… cúi xin soi xét.

Chúng con kính mời: Quan Đương niên, quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc táo quân, các ngài địa chúa Long Mạch, cùng tất cả các Thần linh cai quản khu vực này.

Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi.”

Kết thúc bài khấn

“Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật”

Sau khi đọc xong văn khấn đến lúc đốt vàng mã bạn hãy đốt luôn tờ giấy văn khấn này.

Đọc văn khấn
Đọc văn khấn cần nghiêm trang, thành tâm và không vấp. Ảnh: Internet

3. Những lưu ý khi thực hiện cúng đầu năm

Những lưu ý khi cúng khai trương sẽ giúp bạn có một nghi thức nghiêm trang, trọn vẹn và thành tâm. Theo đó bạn nên ghi nhớ những điều dưới đây.

Mâm cúng khai trương nên được đặt ngoài sân hoặc trước cửa chính của văn phòng, của hàng. Tùy thuộc vào tuổi, mệnh của gia chủ mà xem hướng đặt phù hợp.

Trước khi đến ngày cúng bạn nên liệt kê, lên danh sách đồ dùng cần mua để không bị thiếu sót.

Phong cách ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang khi thực hiện nghi thức cúng kiến.

Nên in bài văn khấn ra giấy để tránh vấp váp khi khấn, đọc xong hãy đốt cùng vàng mã.

Khi đọc văn khấn phải đọc cho đúng, thành tâm cầu khẩn cẩn thận và hết sức chu đáo.

Lưu ý cúng khai trương
Cúng khai trương không được chuẩn bị thiếu sót lễ vật. Ảnh: Internet

Cách cúng khai trương Topnews.com.vn chia sẻ trên đây mong rằng sẽ cung cấp kiến thức bổ ích giúp bạn hoàn thiện nghi thức cúng kiến. Hãy nhớ rằng mâm cúng dù lớn hay nhỏ cũng điều phải chỉn chu và sự thành tâm vẫn là quan trọng nhất. Chúc mọi người thực hiện cúng khai trương thành công. Công việc buôn bán, kinh doanh luôn gặp may mắn, phát đạt và tài lộc nhé!

Ngọc Hân