1. Gan là gì? Nằm ở vị trí nào?

  • Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể. Có màu đỏ sẫm, nặng 1,4-1,6kg chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể người lớn và 5% trọng lượng cơ thể trẻ em. Những xương sườn bên dưới cùng có tác dụng che chở, bảo vệ gan khỏi các chấn thương từ bên ngoài.
  • Gan nằm ngay dưới cơ hoành, dưới vòm hoành phải nhưng có một phần lấn sang trái, nằm dưới vòm hoành trái và vùng thượng vị.
  • Gan nằm ở bên phải ổ bụng và tiếp giáp với nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Phía trước bên phải giáp với dạ dày, phía sau bên phải giáp với thận phải, phía dưới giáp với ruột non cùng ruột già. Mặt dưới của gan có túi mật.
  • Vị trí của gan trong cơ thể con người: Gan có hình dạng như một nửa quả dưa hấu cắt chếch, bề ngang của gan dài 28cm, bề trước sau 18cm và cao trung bình 8cm. Bề dưới gan chạy dọc theo cung sườn phải, bắt chéo qua vùng thượng vị và cung sườn trái. Điểm cao nhất của gan ở phía sau xương sườn thứ V bên phải, ngay dưới núm vú. Gan di động theo nhịp thở, theo sự di chuyển của cơ hoành.
gan chức năng của Gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Ảnh Internet

2. Cấu tạo của Gan

Cấu tạo của gan được bao phủ bởi phúc mạc, là một lớp màng kép, mỏng có tác dụng làm giảm ma sát giữa các cơ quan với nhau. Dưới phúc mạc là áo xơ (tunica fobrosa). Ở cửa gan, áo xơ đi vào trong gan cùng các mạch tạo nên bao xơ quanh mạch (capsula fibrosa peri- vascularis) hay còn gọi là bao Glison.

  • Gan được giữ tại chỗ bởi: tĩnh mạch chủ dưới cùng các tĩnh mạch gan, dây chằng hoành-gan, dây chằng vành và dây chằng liềm.
  • Gan được cung cấp máu bởi động mạch gan và tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch gánh).
  • Gan được chia thành 2 thùy (lobe) là thùy phải và thùy trái. Sự phân chia này dựa vào vị trí của dây chằng liềm (falciform ligament) nối liền gan với cơ hoành và thành bụng trước. Thùy phải thường có kích thước to hơn thùy trái. Mỗi thùy gan lại phân ra hàng ngàn đơn vị có cấu trúc rất nhỏ hình lục giác. Mỗi đơn vị này có một tĩnh mạch chạy xuyên qua giữa tâm và cuối cùng tập trung về tĩnh mạch gan. Tĩnh mạch gan đưa máu từ gan về tim.
  • Bề mặt ngoài của mỗi đơn vị cấu trúc là những tĩnh mạch, động mạch nhỏ và hệ thống ống dẫn, đưa chất lỏng đến và đi. Mạng lưới này có thể chuyển tải qua gan 1,4 lít máu/ phút, khoảng 2000 lít máu một ngày đêm. Lượng máu này sau khi qua gan sẽ được chuyển về tim, để từ đó phân phối cho các bộ phận khác trong cơ thể.
cấu tạo chức năng của Gan
Gan được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thàn kinh, tên là Gibson’s Capsule. Ảnh Internet

3. Các chức năng của gan

3.1. Lọc máu

Một trong các chức năng chính của gan là lọc máu. Gan nhận máu từ hai nguồn chính. Động mạch gan lấy máu từ tim và tĩnh mạch gan lấy máu từ ruột. Hai nguồn này chuyển đến gan rất nhiều chất dinh dưỡng rồi sẽ được phân loại, xử lý và lưu trữ với sự giúp đỡ của hàng ngàn nhà máy bên trong gọi là tiểu thùy. Hai dòng máu này cũng cung cấp đầy đủ oxy đẻ gan hoạt động.

Máu được lấy từ ruột chứa nhiều Cacbon Hydrate, chất béo, các vitamin và các chất dinh dưỡng khác được phân giải từ thức ăn người ta ăn. Chúng sẽ được xử lý khác nhau.Với trường hợp carbonhydrate, gan sẽ phân giải và biến chúng thành đường làm năng lượng cho cơ thể được chứa trong máu ra khỏi gan. Đôi khi, cơ thể sẽ để lại những chất dinh dưỡng mà nó chưa cần tới. Khi đó, gan sẽ giữ lại một ít và đóng gói nó vào kho lưu trữ. Kho chưa này sẽ lưu lại để dùng trong tương lai khi cơ thể cần thêm chất dinh dưỡng.

Nhưng nguồn máu đi vào gan không chỉ chưa những chất có lợi. Nó còn chưa cả chất độc và phế phẩm mà cơ thể không dùng được. Và gan theo dõi chúng rất gắt gao. Khi nó phát hiện chất vô dụng hoặc chất độc, gan sẽ biến nó thành một thứ không thể gây hại cho cơ thể hoặc cô lập nó và tổng khứ nó tới thận và ruột để thải ra ngoài.

3.1. Chức năng chuyển hóa

Sự chuyển hóa các chất cơ bản (glucid, lipid, protid) diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong cơ thể, nhưng ở gan quá trình chuyển hóa này diễn ra rất mạnh mẽ.

3.1.1. Chuyển hóa glucid

  • Glucid có nhiệm vụ cung cấp năng lượng sống đến cơ thể. Đảm bảo 2/3 toàn bộ năng lượng sống của cơ thể. Chuyển hóa glucid tại gan thông qua quá trình tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể và tăng phân giải glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Ngoài ra, gan còn có vai trò trong điều hòa đường huyết cơ thể. Khi lượng máu tăng cao, gan tổng hợp glycogen để dự trữ và giảm giải phóng glucose. Ngược lại, khi đường máu hạ, gan sẽ tăng phân giải glycogen và sinh đường mới, giải phóng glucose vào máu.
sơ đồ chức năng của Gan
Sơ đồ thể hiện chức năng của gan trong việc điều hòa đường huyết. Ảnh Internet

3.2.2. Chuyển hóa lipid

  • Chuyển hóa lipid chủ yếu xảy ra ở gan. Các acid béo đến gan phần lớn được tổng hợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester. Từ các chất này gan tổng hợp tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức, tế bào khắp cơ thể.
  • Các lipoprotein bao gồm: Chylomicrom, VLDL, IDL, LDL, HDL. Trong đó nếu nồng độ VLDL và LDL tăng cao sẽ dẫn tới nguy cơ xơ vữa động mạch; ngược lại tăng HDL có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Gan tổng hợp các yếu tố hướng mỡ như: choline, methionine, betain, glycin… Khi thiếu các yếu tố này làm ứ mỡ ở gan gây nên hiện tượng xơ gan.

3.3.3. Chuyển hóa protein

  • Với protein, gan là một trung tâm chuyển hóa quan trọng đồng thời cũng là một kho dự trữ quan trọng nhất của cơ thể.
  • Protein được dự trữ ở gan dưới dạng nhiều protein enzyme và một số protein chức năng. Các protein này khi phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.
  • Tổng hợp protein ở gan: trong 24h cơ thể người có thể tống hợp được khoảng 80-100g protein, trong đó gần 50% do gan sản xuất. Do vậy, gan có khả năng tái sinh rất mạnh. Các protein đực tổng hợp sẽ tham gia cấu tạo và bảo đảm các các hoạt động chức năng tế bào.
  • Gan tổng hợp phần lớn các protein huyết tương như fibrinogen, albumin, một phần globulin α và β. Một số protein tham gia phản ứng gây đông máu như các yếu tố đông máu II, VII, IX, X. Một số enzyme như amylase, cholinesterase. Do vậy, khi chức năng gan suy giảm, hàm lượng các protein này trong máu giảm gây ra các rối loạn cân bằng protein huyết tương, rối loạn cơ chế đông máu…
chức năng của gan
Gan giúp chuyển hóa protein cung cấp khắp tế bào cơ tể. Ảnh Internet

3.2. Chức năng chống độc

Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể. Nó có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên. Gan thực hiện chức năng chống độc bằng 2 cách như sau:

  • Bằng các phản ứng hóa học: đây là cơ chế chủ yếu để biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua dường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử
  • Bằng cách cố định và thải trừ một số kim loại nặng, các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.
chức năng quan trọng của gan
Một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc ra khỏi cơ thể những chất độc. Ảnh Internet

3.3. Chức năng tạo mật

Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của gan chính là mật. Gan dùng các tế bào hepatocyte để biến các chất độc hại thành dạng chất lỏng màu xanh này. Khi được tạo ra, mật được đưa đến túi mật trước khi nhỏ giọt vào ruột để giúp phân giải chất béo, tiêu diệt vi khuẩn và trung tính axit thừa. Mật còn giúp đưa các chất độc và phế phẩm khác từ gan ra ngoài cơ thể.

tạo mật
Mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật. Ảnh Internet

3.4. Chức năng dự trữ

  • Dự trữ các Vitamin tan trong dầu: Giúp làm tăng lượng hấp thụ các Vitamin tan trong dầu thông qua chức năng bài tiết mật. Đồng thời là nơi dự trữ các Vitamin ấy lại cơ thể. Một số các Vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như Vitamin A, D, E …
  • Dự trữ Vitamin B12: Vitamin B12 sau khi được hấp thụ thì được vận chuyển đến gan. Chúng được dự trữ ở đó và tiếp tục giải phóng cho cơ thể dùng dần. Lượng dự trữ Vitamin B12 ở gan rất lớn, cơ thể có thể sử dụng khoảng 2 năm ở điều kiện bình thường.
  • Dự trữ sắt: Sắt được dự trữ ở gan ở dạng liên kết và kết hợp với Apoferritin. Từ gan, sắt được vận chuyển dần tới tủy xương và tham gia vào quá trình tạo hồng cầu trong cơ thể.
  • Dự trữ máu: Gan là cơ quan tiếp nhận nhiều máu nhất trong cơ thể. Vì đặc điểm cấu tạo của gan, những tế bào nội mạc sẽ không gắn chặt vào nhau mà xếp chồng lên với nhau. Làm các xoang này dễ giãn và giãn to hơn mức bình thường và sẽ chứa được nhiều máu hơn trong các mạch khác trong cơ thể. Thực hiện chức năng dự trữ máu được dễ dàng hơn.
dự trữ
Một chức năng của gan khác là lưu trữ vitamin A, D, E, K và B12. ẢNh Internet

3.5. Một số chức năng khác

  • Ngoài ra gan còn tham gia một số chức năng khác của cơ thể như:. Chức năng đông máu, chống đông máu và chức năng tạo máu.
  • Chức năng chuyển hoá thuốc men. Các thuốc men dù dùng qua đường uống hay tiêm chích hoặc bôi qua da. Cuối cùng cũng sẽ đến gan để được biến đổi và được đào thải một phần qua đường mật. Khi gan bị hư hại, chức năng này cũng bị ảnh hưởng. Cho nên một số thuốc sẽ bị tích tụ nhiều hơn và lâu hơn. Có thể gây độc cho cơ thể.

Gan là một cơ quan đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng và phức tạp trong cơ thể. Khi chức năng của gan có vấn đề sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. Gây mẩn ngứa, mề đay, vàng mắt, vàng da, chảy máu, sưng phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê và thậm chí là tử vong. Do đó, việc giải độc gan và tăng cường chức năng gan là điều cần quan tâm thường xuyên.

chức năng
Gan giữ rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Ảnh Internet

4. Các bệnh lý về gan ảnh hưởng tới chức năng của gan

  • Bệnh sán lá gan: bệnh gây ra do sự xâm nhập của một con giun ký sinh. Con sán có thể nằm im trong gan nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm liền.
  • Bệnh xơ gan: Quá trình xơ hóa là khi các mô sẹo hình thành thay thế tế bào gan khỏe mạnh. Sự xơ hóa cuối cùng có thể dẫn đến suy gan vì chức năng của các tế bào gan bình đã bị phá hủy.
  • Viêm gan: Viêm gan là tên gọi chung để chỉ sự nhiễm trùng/khuẩn/virút gan. Hoặc độc tố hoặc phản ứng tự miễn dịch cũng có thể gây ra bệnh này. Dân gian hay gọi là nóng gan. Hầu hết gan có khả năng tự chữa lành khi viêm, nhưng ở một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy gan.
  • Bệnh gan do rượu: Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh xơ gan trên thế giới.
  • Viêm xơ chai đường mật nguyên phát (PSC): PSC là một căn bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng của các ống dẫn mật dẫn đến sự phá hủy các ống này.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ thường đi đôi với béo phì hoặc do lạm dụng rượu bia. Nguồn gốc do chất béo không bào tích tụ trong tế bào gan.
  • Hội chứng Gilbert: Đây là rối loạn di truyền tác động đến 3-12% dân số. Bilirubin không hoàn toàn bị phá vỡ.
  • Ung thư gan: Các thể loại ung thư gan phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào gan và ung thư đường mật. Đây là dạng ung thư phổ biến thứ sáu và là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong do ung thư.
bệnh về gan
Một loạt các bệnh lý gây ảnh hưởng gan. Ảnh Internet

3. Làm thế nào để duy trì các chức năng của gan?

Trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không chú ý kiểm soát, một số hành động vô tình của bạn có thể gây hại cho gan. Tuy rất khó nhận ra những triệu chứng gan bị tổn hại một cách rõ rệt. Nhưng nếu lặp lại trong một thời gian dài, chức năng của gan sẽ bị ảnh hưởng, sức khỏe của bạn cũng đầy rẫy nguy cơ bệnh tật.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế lượng chất béo tiêu thụ trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Hạn chế uống rượu, tránh tiêu thụ nhiều hơn 2 ly cùng 1 lúc.
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng. Vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.
  • Rèn luyện thể dục mỗi ngày để tăng cường đề kháng cũng như xúc tiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng việc sử dụng bao cao su.
  • Hút thuốc lá là thói quen bạn cần từ bỏ sớm nếu muốn khỏe mạnh.
  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan A và viêm gan B.
  • Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm cũng như các vật dụng chăm sóc cá nhân với người khác.
duy trì chức năng gan
Duy trì chức năng gan tốt thì sức khỏe tổng thể của chúng ta mới được bảo toàn. Ảnh Internet

Như bạn đã thấy, gan được coi như một nhà máy làm việc cực kì hiệu quả. Nó thực hiện nhiều công việc khác nhau để hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể. Nhưng hệ thống phức tạp này cần được vận hành một cách trơn tru bằng cách giữ nó luôn khỏe mạnh và không bị quá tải bởi quá nhiều thứ độc hại. Khi đã tìm hiểu về những vai trò và chức năng của gan một cách đầy đủ. Nhiệm vụ của chúng ta là thường xuyên quan tâm đến việc bảo vệ để gan được khỏe mạnh.

Gia Vĩ tổng hợp