1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể người phụ nữ. Dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh.

Kinh nguyệt cũng là dấu hiệu báo phụ nữ không có thai. Trong đó, cơ thể người phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng. Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung. Được xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. Sau khi phóng noãn, nội mạc tử cung thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.

Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra. Tử cung loại bỏ lớp nội mạc và một chu kỳ kinh mới bắt đầu. Chu kỳ thường dài khoảng 28 ngày. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 25-35 ngày (thường dài từ 28 – 35 ngày).

chu kỳ
Chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở người phụ nữ. Ảnh Internet

2. Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

2.1. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi trong suốt cuộc đời

  • Chu kỳ kinh đầu tiên: Khi lần đầu tiên có kinh nguyệt, chu kỳ có thể dài hơn so với các lần sau. Có nghĩa là mất nhiều thời gian hơn giữa kỳ kinh đầu tiên với kỳ kinh tiếp theo. Một chu kỳ điển hình của bạn gái tuổi dậy thì có thể là 21 – 45 ngày. Theo thời gian, chu kỳ sẽ ngắn hơn và dễ dự đoán hơn, trung bình khoảng 21 – 35 ngày.
  • Chu kỳ kinh thời kỳ mãn kinh: Thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mãn kinh. Đó là những năm trước mãn kinh khi cơ thể bạn bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn. Thời gian từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo có thể ngắn hơn hoặc lâu hơn và bạn có thể bị chảy máu nặng hơn hoặc nhẹ hơn trong kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn này có thể kéo dài đến 10 năm trước khi bắt đầu mãn kinh và ngừng hẳn kinh nguyệt.
tính chu kỳ kinh nguyệt
Tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản. Ảnh Internet

2.2. Tính chu kỳ kinh nguyệt

Tính được chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em lên kế hoạch chủ động chăm sóc bản thân. Cũng như lường trước được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ. Theo lời khuyên của chuyên gia, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Dưới đây là các bước để bạn tính xem nó bao nhiêu ngày:

  • Bước 1: Theo dõi kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày đèn đỏ xuất hiện. Đây sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ .
  • Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của kỳ kinh nguyệt
  • Bước 3: Từ 2 bước trên, bạn sẽ có ngày bắt đầu và ngày kết thúc của kinh nguyệt. Từ đó tính được chu kỳ kinh của mình.
  • Bước 4: Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ trung bình của mình. Từ đó bạn có thể dự đoán được ngày đèn đỏ tiếp theo sẽ có vào ngày nào.
chu kỳ kinh
Một chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Ảnh Internet

3. Cách chăm sóc bạn gái trong ngày kinh nguyệt

Ngoài việc theo dõi chu kì của mình thì bạn cũng nên tìm hiểu những sản phẩm chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt. Điều này là hết sức quan trọng vì những sản phẩm này có thể ảnh hưởng trưc tiếp đến ngày nhạy cảm của bạn.

Các sản phẩm chăm sóc cá nhân trong thời kỳ kinh nguyệt bạn có thể tham khảo là:

  • Băng vệ sinh: Đây là miếng được dán lên quần lót có tác dụng hút máu kinh nguyệt chảy ra. Băng vệ sinh có nhiều kích thước, độ dày và kiểu dáng khác nhau. Khi sử dụng sản phẩm này, bạn cần thay ít nhất sau 4 giờ hoặc khi cảm thấy băng thấm quá nhiều, ẩm ướt và gây khó chịu.
  • Tampon: Đây cũng là một dạng thấm hút tương tự băng vệ sinh nhưng được thiết kế nhỏ gọn hơn. Tampon có dạng ống nhựa hoặc ống giấy giúp dễ đặt vào đúng chỗ. Một số loại Tampon không có thiết bị này và được chèn thủ công bằng ngón tay. Phần dưới có một sợi dây ngắn gắn vào trồi ra ngoài âm đạo để giúp cho người sử dụng có thể rút ra dễ dàng. Bạn cần thay tampon ít nhất 4 giờ. Vì nếu để sản phẩm này nếu để lâu trong âm đạo có thể có liên quan đến hội chứng shock nhiễm độc. Phải thay thường xuyên khi thấy lượng máu ra nhiều.
  • Cốc nguyệt san: Sản phẩm này thường được làm bằng silicon y tế. Cốc nguyệt san được đưa vào âm đạo tương tự như tampon nhưng không hoạt động theo cơ chế thấm hút mà để đón dòng chảy kinh nguyệt. Bạn có thể lấy ra và làm sạch cốc sau 8 – 12 giờ. Một số cốc nguyệt san chỉ sử dụng được một lần rồi vứt bỏ và một số loại có thể rửa sạch và tái sử dụng.
Cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san, tampon và băng vệ sinh sẽ là những người bạn tuyệt vời trong ngày “đèn đỏ”. Ảnh Internet

4. Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn?

Việc nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt an toàn sẽ giúp chị em xác định chính xác vòng kinh và ngày rụng trứng. Từ đó, tính được ngày thụ thai và tránh thai an toàn. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 – 32 ngày thì thời điểm rụng trứng thường rơi vào ngày giữa tháng, tức là ngày thứ 14 hoặc 15 của chu kỳ.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chia chu kì kinh nguyệt của bạn gái thành 3 thời điểm khác nhau: Thời điểm an toàn tương đối, thời điểm an toàn tuyệt đối và thời điểm nguy hiểm.

4.1. Dựa vào chu kì kinh nguyệt để tránh thai

4.1.1. Thời điểm an toàn tương đối

  • Thời gian: Ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt (ngày bắt đầu có kinh) đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hiệu quả: Nếu bạn gái quan hệ trong thời gian này thì khả năng có thai vẫn có thể xảy ra, dù rất thấp. Nếu bạn gái không muốn có thai thì vẫn nên dùng bao cao su khi quan hệ.

4.1.2. Thời điểm nguy hiểm

  • Thời gian: Được tính từ ngày rụng trứng cộng trừ thêm 5 ngày trước và sau. Với một chu kỳ chuẩn là 28 ngày. Ngày rụng trứng là ngày thứ 14 và thời điểm nguy hiểm là ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 của kỳ kinh nguyệt.
  • Hiệu quả: Nếu quan hệ trong thời gian này thì nguy cơ có thai sẽ rất cao, lớn hơn 90%. Do đó, nếu bạn gái chưa sẵn sàng tinh thần làm mẹ thì nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

4.1.3. Thời điểm an toàn cao

  • Thời gian: Được tính từ ngày thứ 20  đến ngày đầu tiên của kinh nguyệt.
  • Hiệu quả: Do trứng đã rụng và chỉ có thể tồn tại trong khoảng 24 giờ nên khả năng bạn gái thụ thai sẽ không xảy ra.
chu kỳ kinh nguyệt
Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt có thể thụ thai và tránh thai tương đối hiệu quả nhé ! Ảnh Internet

4.2. Có nên dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai?

Việc dựa vào chu kỳ kinh nguyệt là một trong những biện pháp tránh thai tự nhiên. Dễ áp dụng và không tốn kém, không ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới nên được nhiều cặp vợ chồng áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp tránh thai này còn gặp nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp khi áp dụng biện pháp này vẫn có thể mang thai ngoài ý muốn. Bởi vì:

  • Kinh nguyệt của bạn gái thường dao động bất thường. Có thể chậm vài ba ngày hoặc một tuần, nửa tháng.
  • Nếu gặp căng thẳng về tinh thần, dẫn đến chu kỳ kinh không đều, ngày rụng trứng không chính xác.
  • Một số trường hợp vòng kinh không phóng noãn hoặc noãn có thể rụng bất cứ lúc nào.
  • Hay một chu kỳ có nhiều noãn rụng…

Do đó, nếu dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai, chỉ nên áp dụng với những chị em có chu kỳ đều đặn, không mắc bệnh phụ khoa. Vì vậy, khi muốn tránh thai hiệu quả, bạn vẫn nên áp dụng các cách tránh thai an toàn hơn như bao cao su hay thuốc tránh thai hàng ngày.

tránh thai hiệu quả
Nếu muốn tránh thai hiệu quả, bạn vẫn nên áp dụng các cách tránh thai an toàn hơn. Ảnh Internet

Việc nắm rõ chu kì kinh nguyệt của mình sẽ giúp các bạn gái có thêm tự tin và biết cách chăm sóc cơ thể mình tốt nhất. Hãy thường xuyên theo dõi Chuyên mục Phụ nữ của Topnews.com.vn để biết thêm nhiều thông tin nhanh chóng về chị em phụ nữ chúng mình nhé.

Lê Linh tổng hợp