1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên

Chế độ dinh dưỡng của tháng thứ nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian cực kỳ quan trọng để bà bầu chuẩn bị đầy đủ cho việc nuôi dưỡng một hình hài mới trong cơ thể mình. Vì thế mẹ và người thân trong gia đình cần lưu ý những kiến thức về dinh dưỡng và mang thai như sau.

1.1. Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 1 tháng

Axit folic được biết đến là thực phẩm bổ sung giúp ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các bà mẹ chuẩn bị mang thai cần được bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ, liều lượng khuyến cáo là 400 mcg / ngày. Nếu trước khi mang thai, bạn chưa được bổ sung thì ngay khi biết mình mang thai, trong chế độ dinh dưỡng bà bầu cần bổ sung ngay.

Bên cạnh axit folic thì sắt và can-xi cũng cần được bổ sung trong suốt 9 tháng mang thai nhắm tránh thiếu máu (do thiếu sắt) và tránh loãng xương cho mẹ. Bà bầu có thể sử dụng các loại vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng trong đó có chứa thành phần axit folic, sắt, can-xi theo chỉ định của bác sĩ.

Có rất nhiều trường hợp bà bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên làm tăng cảm giác khó chịu, thậm chí buồn nôn mỗi khi nhìn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn. Tuy nhiên đây là giai đoạn mà phôi thai hình thành hầu hết các cơ quan quan trọng. Nên các bà bầu vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần đảm bảo đủ chất. Ảnh: Internet

1.2. Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

  • Các bạn có thể thủ sẵn một hộp bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm giàu folic như: các loại rau xanh đậm, bánh mì,…trái cây sấy khô. Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate.
  • Chia nhỏ bữa ăn chính thành các bữa ăn nhỏ mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ nguồn protein từ thịt gà và cá. Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp cùng ăn tinh bột.
  • Nên uống sữa ít béo. bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Uống tối thiều 2 lít nước mỗi ngày. Nên uống xen kẽ trong ngày, không nên uống nhiều một lần rồi sau đó ngưng.
  • Không nên ăn quá nhiều chất béo, chiên, rán, quá ngọt hoặc cay. Vì những món này sẽ gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu, sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn.
  • Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín. Ví dụ các món trứng sống, thịt tái, sashimi… cần tránh trong tháng đầu mang thai.
dinh dương bà bầu
Chia nhỏ bữa ăn chính thành các bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Ảnh: Internet

2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu: Tính toán việc tăng cân hợp lý

Bước sang tháng thứ 2, triệu chứng ốm nghén có thể chưa hoàn toàn biến mất. Việc tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Bạn chỉ cần tăng khoảng  1- 2 kg. Hoặc đôi khi chỉ cần 0,4 kg – 1,7 kg trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên có nhiều mẹ bầu lại bị sút cân trong thời gian này. Cần lưu ý, phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300 chứ không phải là ăn gấp đôi lượng thức ăn. Các mẹ bầu nên chú ý chất lượng chứ không hoàn toàn ăn nhiều là tốt. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn.

Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng. Tuy nhiên, vẫn chú trọng các nhóm thực phẩm thiết yếu:

  • Các loại ngũ cốc, các loại hạt, bánh mì, rau xanh.
  • Các loại trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa.
  • Bổ sung đạm thịt và các loại đậu.
  • Hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường.
  • Tăng cường ăn các loại chất béo có lợi cho cơ thể. Trong thời kỳ này, axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, nên được bổ sung đầy đủ.
  • Để bổ sung canxi nhớ uống ít nhất 1 ly sữa ít béo mỗi ngày nhé.
chế độ dinh dưỡng bà bầu
Để bổ sung canxi nhớ uống ít nhất 1 ly sữa ít béo mỗi ngày nhé. Ảnh: Internet

3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu: đảm bảo đủ 3 bữa chính trong ngày

Bước qua tháng thứ 3, đề tài ăn uống có thể khả quan với hầu hết các mẹ bầu. Tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác ốm nghén đang giảm đi trông thấy. Nếu 2 tháng trước khẩu vị ăn của bạn chưa cải thiện thì sang tháng thứ 3 có thể dần ổn định hơn.

Các mẹ bầu vẫn phải đảm bảo ăn 3 bữa chính và 2 – 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4 –  1,7 kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5 kg. Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 này như sau:

  • Trong bữa ăn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh. Có thể ăn trái cây trước bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Hạn chế đồ ăn vặt, thức ăn nhanh được chế biến sẵn. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra có thể uống thêm nước ép hoa quả. Bổ sung chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh.
  • Tăng lượng sữa ít béo giàu canxi lên 2 – 3 ly / ngày.
  • Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sỹ.
dinh dưỡng bà bầu
Nên ăn nhiều rau củ quả trong thời gian này. Ảnh: Internet

4. Một số lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu kì tam cá nguyệt thứ nhất

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm đáng kể. Các mẹ bầu rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như rượu, khói thuốc, chất kích thích, hóa chất… Do đó, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai.

Ngoài ra, việc uống thuốc chữa bệnh trong 3 tháng đầu cần phải có chỉ định của bác sĩ. Điều này cần đặc biệt lưu ý, vì thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, các bạn nên đi khám sàng lọc tiền thai sản, chích ngừa đầy đủ. Nhiều trường hợp do chủ quan nên các mẹ bầu bị cảm tự ý dùng thuốc kháng sinh trong 3 tháng đầu. Việc này có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc một số tình trạng nguy hiểm khác.

dinh dưỡng bà bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Ảnh: Internet

5. Cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Các mẹ bầu cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng cẩn thận. Nên dù là bạn đang mang thai ở giai đoạn nào thì cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây.

  • Ăn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, tham khảo danh sách thực phẩm cho bà bầu ngày Tết nên và không nên ăn.
  • Ăn chín, uống sôi.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường ăn nhiều rau xanh trái cây.
  • Hạn chế các loại gia vị đường, muối, dầu mỡ, thức ăn cay.
  • Nên uống nhiều nước.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích.

Như vậy, một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đúng, đủ là điều không thể thiếu trong cẩm nang làm mẹ của bất cứ bà mẹ tương lai nào. Các bà mẹ tương lai có thể tìm hiểu thông tin hữu ích trên sách, báo và các tài liệu tham khảo về dinh dưỡng thai kỳ. Đồng thời, tham khảo tư vấn của các bác sĩ sản khoa, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và tính ngày dự sinh chính xác nhất. Hành trình làm mẹ là một điều tuyệt vời. Mong rằng, qua bài viết này của Kênh thông tin Topnews.com.vn, các bà mẹ tương lai sẽ trang bị cho mình một hành trang cho những điều tuyệt vời sắp tới.

Đức Lộc