1. Hướng dẫn đặt tên công ty theo tên người làm chủ

Lấy tên người làm chủ làm tên công ty là cách đặt tên phổ biến nhất hiện nay. Với cách làm này, người làm chủ chỉ cần đăng ký theo tên khai sinh của mình, vừa dễ nhớ, dễ gọi và hợp với phong thủy. Ví dụ, nếu người chủ có tên Phát thì có thể đặt các tên công ty như Thuận Phát, Tấn Phát.

Ngoài ra, người chủ doanh nghiệp cũng có thể lấy tên con cái, vợ chồng hoặc người thân đặt tên công ty. Cách làm này khá phổ biến ở Việt Nam. Cụ thể bạn sẽ thấy bầu Đức chọn cách đặt tên công ty theo tên con cai mình là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Hay Công ty cổ phần ô tô Trường Hải được ông Trần Bá Dương đặt theo tên của con trai mình. Trên thế giới, tên công ty đặt theo tên người làm chủ cũng phổ biến. Ví dụ The Trump Organization LLC là tên của công ty do tổng thống Mỹ Donald Trump nắm quyền.

Ở cách khác, bạn cũng có thể đặt tên công ty theo tên của những danh nhân, người nổi tiếng. Tuy nhiên, với cách đặt tên này bạn cần nắm rõ một số quy định cụ thể về cách đặt tên doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần xác định tên danh nhân phù hợp với mặt hàng mà công ty bạn sản xuất.

cách đặt tên công ty
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải được ông Trần Bá Dương đặt theo tên của con trai mình

2. Cách đặt tên công ty theo con số, chữ cái

Một bí quyết để đặt tên công ty rất đơn giản khác là theo con số, chữ cái. Cụ thể, với con số bạn có thể lấy các số đẹp, số phong thủy hoặc ngày tháng năm sinh để đặt tên công ty. Còn với chữ cái, bạn có thể ghép các chữ cái đầu từ họ tên với nhau.

Cách đặt tên này cũng khá phổ biến và rất ít khi bị trùng. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặt tên theo cách này vừa dễ nhớ, vừa đẹp, ấn tượng. Một số gợi ý giúp bạn như: Công ty TNHH ô tô 99, Công ty Bánh kẹo ABC…

Bánh kẹo ABC
Công ty Bánh kẹo ABC. Ảnh: Internet

3. Đặt tên công ty đúng với ngành nghề sản xuất

Cách đặt tên này dễ nhất, đặc biệt với những ai mới bắt đầu khởi nghiệp. Với cách làm này, các chủ doanh nghiệp chỉ cần đặt tên theo công thức: Công ty + ngành nghề sản xuất + tên chủ doạnh nghiệp là được.

Ví dụ, công ty TNHH xây dựng Thiện Phước, Công ty cổ phần nhựa Bình An… Các tên công ty đặt theo cách này vừa đơn giản, vừa tránh được sự trùng lặp rất cao khi đăng ký.

tự lập company
Đặt tên công ty đúng với ngành nghề sản xuất. Ảnh: Internet

4. Cách đặt tên công ty thể hiện ước mong người làm chủ

Ngày nay, xu hướng đặt tên công ty này đang trở thành xu thế. Với cách này, trước khi đặt tên người chủ doanh nghiệp cần xác định rõ mong ước cũng như tôn chỉ, mục đích của doanh nghiệp.

Nếu mong cầu công ty nhiều may mắn, tài lộc: Tập đoàn Lộc Trời, Công ty địa ốc Hưng Thịnh, Công ty Thành Đạt…

Nếu công ty đưa sự uy tín lên hàng đầu: Công ty Bảo Tín, Công ty Việt Tín…

Nếu công ty muốn tạo dựng niềm tin khách hàng lâu dài: Công ty Bảo Việt, Công ty Hoàn Hảo, Công ty Bình An…

Nếu công ty có tham vọng lớn: Công ty Toàn Cầu ABC, Công ty TNHH Tiên phong ABC…

Tập đoàn Lộc Trời
Tập đoàn Lộc Trời. Ảnh: Internet

5. Đặt tên công ty theo logo, biểu tượng

Bất kỳ công ty nào cũng có một logo, biểu tượng đi kèm. Vì thế đặt tên công ty với chính tên gọi của logo, biểu tượng rất phù hợp. Với cách này, các doanh nghiệp có tên gọi ý nghĩa và dần trở thành thương hiệu.

Gợi ý của Topnews, nếu công ty bạn kinh doanh lúa gạo, với logo vẽ hình bông lúa thì cái tên Công ty TNHH Bông lúa vàng rất đẹp. Ngoài ra, có thể biến tấu gọi theo biểu tượng ví dụ Công ty TNHH Hạt ngọc trời… Bạn có thể thấy, hiện nay ở nước ta có khá nhiều doanh nghiệp, tổ chức chọn đặt tên theo biểu tượng hoa sen (quốc hoa của Việt Nam). Các tên như Bông sen vàng, Bông sen trắng được sử dụng rất nhiều.

tên theo logo
Đặt tên công ty theo logo, biểu tượng. Ảnh: Internet

6. Cách đặt tên công ty để truyền cảm hứng đến nhân viên

Xu hướng đặt tên doanh nghiệp để truyền cảm hứng đến nhân viên ngày một phổ biến. Với cách đặt tên này, các doanh nghiệp có thể dựa vào các mẫu như sau.

  • Đặt tên công ty theo tên các vì sao: Với tên các vì sao như Sao Mai, Sao Kim, Sao Thái Dương, Sao Hỏa…
  • Đặt tên công ty theo tên các vị thần: Mỗi vị thần đều gắn với một câu chuyện, bài học, triết lý sống sâu sắc. Vì thế có thể lấy tên các vị thần để đặt tên công ty. Ví dụ như Công ty Tre Thánh Gióng, Công ty thời trang Venus, Công ty TNHH Sơn Tinh…
  • Đặt tên công ty theo tên loài hoa: Các loài hoa như Hướng dương, Mai anh đào, Mai vàng… chính là những cái tên ý nghĩa.
sao mai group
Đặt tên công ty theo tên các vì sao. Ảnh: Internet

7. Đặt tên công ty tiếng nước ngoài

Sử dụng tiếng nước ngoài (tiếng Anh phổ biến nhất) để đặt tên công ty đang được ưa chuộng. Với những công ty có thị trường ngoài nước thì càng trở nên cần thiết hơn. Mặt khác, khi đặt tên theo tiếng nước ngoài sẽ hạn chế bị trùng lặp, và được các khách hàng trẻ yêu thích.

Hiện nay, công thức đặt tên theo tiếng nước ngoài theo kiểu: Công ty + Tên mặt hàng sản xuất theo tiếng nước ngoài. Ví dụ Công ty TNHH Seafood, Công ty cổ phần thực phẩm HomeFood…

cách đặt tên công ty theo tiếng nước ngoài
Đặt tên công ty tiếng nước ngoài. Ảnh: Internet

8. Một số cách đặt tên công ty cần tránh

Tên công ty rất quan trọng, với khách hàng đây chính là bước đầu để đánh giá công ty đó. Vì thế khi đặt tên cho công ty bạn cần tránh một số điều sau.

  • Tránh đặt tên công ty theo các nhân vật phản diện. Nhiều công ty đặt tên mình với nhâ vật Sơn Tinh, nhưng chưa có công ty nào đặt tên là Thủy Tinh cả. Đơn giản, nhân vật phản diện thường khiến khách hàng liên tưởng đến những điều không hay. Và từ đây gây mất thiện cảm, niềm tin ngay từ ban đầu.
  • Tránh đặt tên công ty thật hài hước. Tên công ty không phải để đùa, vì thế cần tránh đặt tên hài hước bạn nhé. Minh chứng, đã có công ty đặt tên “Tự nhiên thấy đói”, “Cười lên đi nào” và hiện nay đã phá sản.
  • Tránh đặt tên công ty dễ liên tưởng điều không tốt. Ví dụ gần đây có công ty bất động sản Alibaba, nhưng người dùng dễ liên tưởng đến câu chuyện… 40 tên cướp.

Topnews.com.vn vừa giới thiệu đến bạn 7 cách đặt tên công ty phổ biến nhất hiện nay. Ngoài các thông tin hữu ích trên, bạn cũng nên tránh đặt tên công ty với những cụm từ hài hước, gắn với hình ảnh/ nhân vật phản diện. Hy vọng rằng với những gợi ý đó sẽ giúp bạn tìm được cái tên phù hợp nhất với doanh nghiệp mình, để từ đó luôn phát triển đi lên thịnh vượng.

Đức Lộc